mua tuyển tập các bài phát biểu mẫu diễn văn khai mạc bế mạc hội nghị năm 2015 và kỹ năng chuẩn bị tổ chức cuộc họp hội nghị hội thảo ở đâu | sách biểu thuế xnk năm 2016

vé xiếc tại rạp xiếc trung ương

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

mua tuyển tập các bài phát biểu mẫu diễn văn khai mạc bế mạc hội nghị năm 2015 và kỹ năng chuẩn bị tổ chức cuộc họp hội nghị hội thảo ở đâu

tuyển tập các bài phát biểu mẫu diễn văn khai mạc bế mạc hội nghị năm 2015


và kỹ năng chuẩn bị tổ chức cuộc họp hội nghị hội thảo


để hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng đồng thời cung cấp cho các cán bộ, công chức, viên chức và những người quan tâm tìm hiểu về những bài phát bài phát ngôn, diễn văn, bài phát biểu thường dùng trong các sự kiện, hội nghị, ngày kỷ niệm nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội xin giới thiệu cuốn sách:


“TUYỂN TẬP CÁC BÀI PHÁT BIỂU, MẪU DIỄN VĂN,KHAI MẠC, BẾ MẠC HỘI NGHỊ VÀ KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN, CHUẨN BỊ TỔ CHỨCCUỘC HỌP, HỘI NGHỊ, HỘI THẢO, DIỄN ĐÀN, QUY CHẾ PHÁT NGÔN TRONG CÁC CƠ QUAN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP – DOANH NGHIỆP”


tuyển tập các bài phát biểu mẫu diễn văn khai mạc bế mạc hội nghị năm 2015 Ảnh bìa cuốn sách tuyển tập các bài phát biểu mẫu diễn văn khai mạc bế mạc hội nghị năm 2015 mời quý vị theo dõi


Nội dung cuốn sách tuyển tập các bài phát biểu mẫu diễn văn khai mạc bế mạc hội nghị năm 2015 gồm có những phần sau:


Phần thứ nhất. Kỹ năng soạn thảo các văn bản hành chính dùng trong các cơ quan, tổ chức hành chính sự nghiệp;

Phần thứ hai. Kỹ năng tổ chức cuộc họp, diễn đàn, hội nghị, hội thảo trong cơ quan, đơn vị, hành chính sự nghiệp;

Phần thứ ba. Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí trên địa bàn các tỉnh địa phương;

Phần thứ tư. Tuyển tập các mẫu diễn văn khai mạc, bế mạc, chào mừng, kỷ niệm thường dùng trong các cơ quan, đơn vị hành chính;

Phần thứ năm. Tuyển tập các bài phát biểu thường dùng trong các sự kiện, hội nghị.


KỸ NĂNG DIỄN THUYẾT, ĐỐI THOẠI, VÀ BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA CÁC THUYẾT GIA NỔI TIẾNG

MỤC I KỸ NĂNG DIỄN THUYẾT, ĐỐI THOẠI VÀ Tổ CHỨC DlỄN ĐÀN

1. KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

I. Khái nỉệm: Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: hiểu được nội dung thuyết trình, tạo dựng quan hệ…

Trong từ điển cụm từ “thuyết trình” có rất nhiều nghĩa nhưng chúng ta hiểu từ “thuyết trình” theo nghĩa xuất phát từ “trình bày” có nghĩa là “đưa cho ai đó một cái gì đó – nói điều gì đó với ai đó” hoặc giao tiếp với ai đó. “Thuyết trình” là một hình thức của giao tiếp và có thể được nhận thấy ở dưới nhiều hình thức khác nhau.

Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, một bài thuyết trình hoàn hảo có thể mang lại thành công vượt xa những gì chúng ta mọng đợi. Dù bạn là ai, làm gì, thì bạn cũng sẽ phải thuyết trình (trình bày) một vấn đề nào đó trước người khác (có thể là một người, một nhóm người, hoặc rất nhiều người). Để có kết quả tốt thì bạn cần phải trải qua giai đoạn chuẩn bị, xây dựng cấu trúc bài thuyết trình, cảm giác lo lắng hồi hộp trước khi thuyết trình. Nhiều người nghĩ rằng, thuyết trình luôn là thử thách, khó khăn, trên thực tế, thuyết trình không khó, nếu bạn biết cách.

II. Chuẩn bị thuyết trình

Trong cuộc sống, chúng ta cần lưu ý một vấn đề, đó là: Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Để thuyết trình thành công, chúng ta luôn phải giải quyết rất nhiều tình huống phát sinh một cách linh hoạt. Do đó, công tác chuẩn bị càng trở nên quan trọng. Chuẩn bị càng kỹ, tỉ lệ rủi ro càng nhỏ và cơ hội thành công của ta càng lớn. Để chuẩn bị cho buổi thuyết trình, ta có nhiều việc phải làm, tập trung vào 5 mục chính như sau:

1. Xác định tình huống.

a. Giới hạn các vấn đề

Khi chọn chủ đề thuyết trình, ta nên chọn chủ đề thính giả muốn nghe; chủ đề mới mang tính thời sự; hoặc chủ đề ta biết sâu. Chủ đề thuyết trình không những phụ thuộc vào mong đợi của người nghe mà còn phụ thuộc vào chiến lược và mối quan tâm! của tổ chức nơi người nghe công tác.

Khi chuẩn bị một chủ đề, thông thường ta có rất nhiều điều muốn nói. Tuy nhiên, nếu cố gắng nói hết những điều đó, bài thuyết trình sẽ trở nên lan man và không trọng tâm. Để tránh tình trạng này, ngay từ khi chuẩn bị nội dung, ta phải phân tích xem: đâu là ý chính, đâu là ý phụ, ý nào “bắt buộc” phải nói, ý nào “cần nói”, ý nào nên nói. Thông thường ta sẽ ưu tiên nói những ý “bắt buộc” trước, còn thừa thời gian thì sẽ cho thêm các ý “cần”, các ý “nên nói” để thuyết’trình sau cùng.


sách tuyển tập các bài phát biểu mẫu diễn văn khai mạc bế mạc hội nghị năm 2015 và kỹ năng chuẩn bị tổ chức cuộc họp hội nghị hội thảo còn gồm các mục sau

b. Đánh giá môi trường bên ngoài

Trong thời đại thông tin như hiện nay, mọi thứ thay đổi rất nhanh. Do đó, ta cần cập nhật thông tin và dánh giá môi trường bên ngoài.

Thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến chủ đề ta sẽ thuyết trình. Điều này sẽ giúp ta tự tin hơn và trả lời linh hoạt các câu hỏi của thính giả khi thuyết trình. Đặc biệt với những lĩnh vực nhạy cảm, thay đổi từng ngày, từng giờ, thì trước khi thuyết trình ta phải kiểm tra xem đến thời điểm nói, thông tin, dẫn chứng ta đưa ra đã phải là mới nhất và đúng nhất hay chưa.

2. Phân tích thính giả và diễn giả

Biết mình, biết người, trăm trận, trăm thắng. Thành công của một bài thuyết trình không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của diễn giả mà cả của thính giả. Phân tích diễn giả và thính giả giúp chúng ta có những giải pháp hữu hiệu cho bài thuyết trình của mình.

a. Phân tích thính giả

Càng hiểu về thính giả thì chúng ta càng tự tin thuyết trình và dáp ứng đúng nhu cầu thính giả. Những thông tin cần thu thập dể phân tích: Thông tin cá nhân (tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn và chuyên môn, vị trí công việc), quan điểm, mối quan tâm, giá trị riêng của từng người hoặc nhóm người… Tốt nhất là chuẩn bị trước những bảng danh sách phân loại thính giả để dễ dàng tiếp cận hơn.

Chúng ta cũng cần xác định rõ ai là người trực tiếp nghe chúng ta, ai là người không trực tiếp nghe, nhưng sẽ gián tiếp được nghe và ai là người ra quyết định cuối cùng. Nếu biết một số người nghe có quan điểm cứng rắn, hãy thận trọng và chỉ nêu lên những vấn đề còn tranh cãi, trong khi trong tay đã có những chứng cứ, lập luận tốt. Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng sự hài hước là cần thiết, nhưng đôi khi không đúng lúc lại trở thành phản cảm. Do vây, chỉ sử dụng những câu chuyện vui, lời nói đùa đúng lúc để mang lại hiệu quả cao nhất.

Qui mô người nghe cũng ảnh hưởng đến kết cấu bài thuyết trình. Nếu chỉ có ít người nghe, bạn có thể trả lời những câu hỏi của người nghe một cách cụ thể, hoặc đề nghị họ cho biết ý kiến về vấn đề đang trình bày. Nếu có đông người nghe, buổi thuyết trình phần lớn mang tính một chiều, trong trường hợp này, sự rõ ràng, chính xác và dễ hiểu là những yếu tô” quan trọng để duy trì sự chú ý của người nghe trong suốt buổi thuyết trình.

b. Phân tích diễn giả

Hãy đặt những câu hỏi cho chính mình để tìm hiểu: Ta muốn gì? Mong đạt được gì? Quan hệ của ta với thính giả ra sao? Có thể ảnh hưởng tới thính giả như thế nào?… Từ đó, ta có thể xác định phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất cho bài thuyết trình.

3. Xác định mục đích, mục tiêu

Thông thường khi thuyết trình, điều hiển nhiên là ta phải biết mục đích của bài thuyết trình là gì, mục tiêu cụ thể sau khi thuyết trình cần đạt được những gì. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta coi nhẹ những điều quá hiển nhiên đó, thành ra sau khi kết thúc thuyết trình thính giả vẫn không hiểu rõ ràng chúng ta muôn gì, họ được yêu cầu làm gì, tại sao lại như thế v.v… Những điều càng cơ bản, ta lại càng phải xác định rõ ràng, kỹ càng và không được phép chủ quan. Một bài thuyết trình được coi là tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

- Không làm mất thời gian của người nghe.

- Cấu trúc bài thuyết trình tốt.

- Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn.

- Nhấn mạnh được những điểm quan trọng.

- Tạo lập được mốì quan hệ thân thiện với người nghe.

a. Mục đích tổng quát

Khi đã có chủ đề rồi, ta cần phải xác dịnh rất rõ ràng ta muốn gì:

- Mục đích cung cấp thông tin cho thính giả?

- Mục đích thuyết phục thính giả thực hiện điều gì?

- Hay chỉ đơn thuần là giải trí?

Thông thường khi xác định rõ mục đích, ta sẽ biết mình phải làm gì, tập trung nói vào đâu, phương pháp nào là phù hợp.

b. Mục tiêu cụ thể

Dựa trên mục đích, các thông tin phân tích và nhu cầu của mình, diễn giả thiết lập mục tiêu cụ thể cho bài thuyết trình. Mục tiêu cụ thể của bài thuyết trình phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Cụ thể, rõ ràng.

- Có thể lượng hoá hoặc kiểm tra được.

- Có thể đạt được.

- Hướng đến kết quả.

- Thời gian thực hiện.

4. Tập luyện

Bước cuối cùng quan trọng nhất và thường bị bỏ qua nhất, đó là tập luyện trước khi thuyết trình. Để tập các động tác cơ bản, chúng ta có thể tập trước gương. Tuy nhiên để tự tin và hiệu quả hơn, ta nên tập luyện trước một vài người, một nhóm nhỏ, rồi đến tập luyện với những diều kiện y hệt khi ta thuyết trình thật. Quá trình đó sẽ khiến ta thu thập thêm rất nhiều ý kiến, ý tưởng mới được người khác đóng góp, những ý tưởng do quá trình tập luyện ta nảy sinh thêm. Thao trường có đổ mồ hôi thì chiến trường mới bớt đổ máu. Luyện tập dần dần từng bước nhỏ là bí quyết thành công lớn nhất của người thuyết trình. Tập làm sao để nói to, rõ ràng, thong thả, không quá nhánh, quá chậm, có điểm nhấn, điểm dừng… nói thu hút được người nghe luôn tập trung về phía mình.

Tối ưu nhất là dặt Camera ghi hình lại để phân tích và điều chỉnh hành vi của chính mình. Quá trình tập luyện sẽ giúp ta biến những động tác, cử chỉ, phong thái thành thói quen. Khi tất cả các động tác thành phản xạ tự nhiên thì ta chỉ cần tập trung vào nội dung chúng ta cũng có một bài thuyết trình sinh động.


III. Cầu trúc bài thuyết trình

Một công trình tồn tại vững chắc với thời gian là nhờ kết cấu. Cũng làm từ Cácbon nhưng Than bùn thì siêu rẻ còn Kim cương thì siêu đắt. Điều đó cũng bởi vì chúng có cấu trúc khác nhau. Tương tự như vậy, một bài thuyết trình có hay, có chặt chẽ thuyết phục người nghe hay không phụ thuộc nhiều vào cấu trúc của bài thuyết trình đó.

III. Dàn bài cơ bản

Dù một bài văn hay một bài phát biểu đều có 3 phần: Mở đầu, Thân bài và Kết luận. Tuy nhiên, việc tổ chức và thể hiện các phần như thế nào thì lại là vấn đề khác. Hẳn là khi chuẩn bị bài thuyết trình, chúng ta đều có những câu hỏi trong đầu như: Làm thế nào để có một mở bài sắc nhọn lôi cuốn? Làm thế nào để có một thân bài chặt chẽ phù hợp? Làm thế nào để có một kết luận chắc chắn, dễ nhớ và đi vào lòng người? Cả ba câu hỏi trên có thể trả lời bằng một câu: Hãy thiết kế bài thuyết trình của ta giống như “Cái đinh”.

Chức năng của từng phần:

5. Phần mở bài

Phần mở bài giống như cái Mũi đinh. Mũi đinh phải sắc nhọn thì mới xuyên được qua lớp gỗ đầu tiên. Vì vậy phần mở bài phải sắc xảo để có thể:

b. Thu hút người nghe ngay từ khi bắt đầu thuyết trình.

c. Tạo bầu không khí ban đầu.

d. Giúp người nghe chuyển từ trạng thái thiếu tập trung sang trạng thái lắng nghe.

6. Phần thân bài

Phần thân bài giông như cái Thân đinh. Thân đinh cần chắc chắn, độ dài vừa đủ, mức độ to nhỏ phù hợp với vật cần đóng đinh. Như vậy phần thân của bài thuyết trình cần được thiết kế phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của người nghe, thời gian và bôi cảnh của hội trường. Một bài thuyết trình quá ngắn với một khoảng thời gian quá dài không khác gì lấy dinh đóng guốc để đóng thuyền. Ngược lại một bài thuyết trình quá dài, nội dung phức tạp trong một khoảng thời gian quá ngắn thì không khác gì lấy đinh đóng thuyền để đóng guốc. Vậy yêu cầu cần có là một độ dài phù hợp, nội dung phù hợp với người nghe.


tuyển tập các bài phát biểu khai mạc bế mạc hội nghị năm 2015

7. Phần kết luận

Phần kết luận giông như Mũ đinh. Hai mảnh gỗ không thể kết dính chặt chẽ vào nhau nếu như chiếc đinh không có mũ. Vậy khi kết thúc thuyết trình, người nghe cũng không thể nhớ được nội dung chính bài thuyết trình nếu như không có kết luận. Phần kết luận giúp cho thính giả nắm được những điểm chính của bài thuyết trình và lưu lại những ấn tượng về diễn giả và bài thuyết trình.

Khi ta đã xây dựng được dàn bài cơ bản, điều ta cần làm tiếp theo là làm thế nào để thể hiện các phần đó một cách sắc xảo, thú vị, đầy sức thuyết phục.

IV. Cách thể hiện các phần chính

c. Phần mở bài

- Tạo sự chú ý

Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học thì chúng ta chỉ có 20 giây đề gây ấn tượng ban……….


Trân trong giới thiệu cuốn sách tuyển tập các bài phát biểu mẫu diễn văn khai mạc bế mạc hội nghị năm 2015 và kỹ năng chuẩn bị tổ chức cuộc họp hội nghị hội thảo tới bạn đọc


 


tuyển tập các bài phát biểu mẫu diễn văn khai mạc bế mạc hội nghị năm 2015 và kỹ năng chuẩn bị tổ chức cuộc họp hội nghị hội thảo tuyển tập các bài phát biểu mẫu diễn văn khai mạc bế mạc hội nghị năm 2015
và kỹ năng chuẩn bị tổ chức cuộc họp hội nghị hội thảo
để hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng đồng thời cung cấp cho các cán bộ, công chức, viên chức và những người quan tâm tìm hiểu về những bài phát bài phát ngôn, diễn ...