biểu thuế xnk năm 2016 sửa đổi bổ sung, biểu thuế xuất nhập khẩu 2016 mới nhất hiện nay: xnk

vé xiếc tại rạp xiếc trung ương

Hiển thị các bài đăng có nhãn xnk. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xnk. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

biểu thuế xuất nhập khẩu 2014 nxb tài chính tại hà nội sài gòn

biểu thuế xuất nhập khẩu 2014 nxb tài chính cập nhật các thông tư mới nhất do bộ tài chính ban hành


áp dụng từ ngày 01-01-2014

cuốn sách biểu thuế xuất nhập khẩu 2014 nxb tài chính đã cập nhật Thông tư số 164/2013/TT-BTC ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế. Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.

biểu thuế xuất nhập khẩu 2014 có nhiều thay đổi so với Biểu thuế xnk năm 2013 cả về nội dung thông tư và Danh mục các mặt hàng chụi thuế Cụ thể:

1) Nội dung Thông tư hướng dẫn chi tiết hơn về Biểu thuế xuất khẩu; cách thức áp dụng mã hàng và thuế suất của các mặt hàng thuộc Chương 98; Lộ trình áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 27.07, 29.02 và 39.02.

2) Biểu thuế xuất khẩu năm 2014 – Danh mục biểu thuế xuất khẩu 2014 thay đổi hoàn toàn so với danh mục Biểu thuế xnk 2013. Cụ thể danh mục biểu thuế xuất khẩu đã được chi tiết các nhóm mặt hàng đến cấp độ 8 số và thuế suất thuế xuất khẩu có sự thay đổi với một số nhóm hàng (vàng, cao su, sản phẩm chế biến từ tinh quặng titan…)

- Đối với những nhóm hàng đã được định danh như trong Biểu nhập khẩu thì được ghi mã hàng và tên mô tả hàng hóa giống như trong Biểu nhập khẩu chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa 2014.

- Đối với những mặt hàng chưa được định danh trong Biểu thuế nhập khẩu thì tùy tính chất mặt hàng, quy tắc phân loại hàng hóa mà được chi tiết tên riêng và mã hàng theo mã hàng của Biểu thuế nhập khẩu.

3) Biểu thuế nhập khẩu năm 2014:

- Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2014 cũng có sự thay đổi tại danh mục Chương 98.

- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng từ 01/01/2014 có nhiều thay đổi so với thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 2013. Theo đó, 210 dòng thuế giảm thuế suất và hơn 400 dòng thuế được điều chỉnh tăng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi.Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hải quan và doanh nghiệp cập nhật chính sách thuế một cách kịp thời và chính xác, NXB TÀI CHÍNH cho biên soạn cuốn sách biểu thuế xuất nhập khẩu 2014 còn gọi là biểu thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2014

biểu thuế xuất nhập khẩu 2014 nxb tài chính

NỘI DUNG CUỐN SÁCH BIỂU THUẾ XNK NĂM 2014 GỒM 3 PHẦN:


Phần thứ nhất: Danh mục và mức thuế suất của biểu thuế xuất khẩu

Phần thứ hai: Danh mục và biểu tổng hợp mức thuế suất thuế nhập khẩu

Phần thứ ba: Hệ thống văn bản liên quan

 Sách biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2014 được xuất bản hàng năm do Bộ tài Chính ban hành và được NXB Tài Chính phát hành áp dụng để tra cứu các loại biểu thuế 2014 như mã Hs hàng hóa xuất nhập khẩu và mức thuế suất của hàng hóa xuất,nhập khẩu tại hải quan  Việt Nam.

Sách biểu thuế 2014 là Tài liệu nghiệp vụ quan trọng sử dụng cho cán bộ thuế, cán bộ Hải quan và tổ chức cá nhân có hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, được xây dựng theo tiêu chuẩn của danh mục AHTN phiên bản 2012, với hệ thống mã số và tên gọi tuân thủ hoàn toàn theo nguyên tắc phân loại của danh mục hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của tổ chức Hải quan thế giới (Mã hóa ở cấp độ 8 số cho tất cả các dòng thuế) phù hợp với yêu cầu quản lý và thực hiện các nghiệp vụ của cán bộ thuế, cán bộ hải quan và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong phạm vi cả nước.

Các loại thuế được tổng hợp và cập nhật trong cuốn biểu thuế 2014: ACFTA, AKFTA, ATIGA, WTO,THUẾ VAT, THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT, AIFTA, AJCEP, AUSTRALIA và NEWZELAND, VCFTA.

Biểu thuế 2014

Mô tả cuốn sách Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2014:

+ Cột số 1, 2, 3: Mã HS, mô tả hàng hóa, Đơn vị tính tuân thủ hoàn toàn theo nguyên tắc phân loại của danh mục hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới, mã hóa ở cấp độ 8 số cho tất cả các dòng thuế.

+ Côt số 4: Thuế suất thuế ưu đãi [MFN/WTQ (Most-Favored-NationA/Vorld Trade Organization): Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam (Danh sách kèm theo – Xem mục lục). Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành (Thông tư 193/2012/TT-BTC). Đối tượng nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa.

- Thuế suất thuế thông thường Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt vẽ thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thuế thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất thuế ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế thuế nhập khẩu ưu đãi.

- THUẾ SUẤT ƯU ĐÃI ĐĂC BIỆT ATIGA, ACFTA, AKFTA:

+ Cột số 5: Thuế suất ATIGA/AFTA (ASEAN Trade In Goods Agreement IASEAN free trade area ) năm 2013 áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác…Hàng hoá nhập khẩu để được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về chương trình ƯU đãi thuế quan có hiệu lực chung (ATIGA) của các nước ASEAN (viết tắt là thuế suất ATIGA) phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Cột số 6: Thuế suất ACFTA: ACFTA là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “ASEAN-China Free Trade Area.

“Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc”.

Hàng hóa nhập khẩu áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc.

+ Cột số 7: Nước không áp dung ACFTA: (Nước không đươc hưởng ưu đãi).

Riêng đối với những mặt hàng nhập khẩu từ nước có thể hiện ký hiệu tên nước tại cột số 7 (cột “Nước khônợ áp dung ACFTA”) của Biểu thuế này thì khônợ đươc áp dung thuế suất ACFTA. Việc bổ sung, sửa đổi tên nước tại cột số 7 được thực hiện theo Văn bản thông báo của Bộ Tài chính.

- Điểu kiện để đươc áp dụng Thuế nhập khẩu ACFTA:

a) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Quyết định 162/2011/TT-BTC.

b) Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước: BN: Bru-nây, KH: Cam-pu-chia, IN: In-đô-nê-xi-a, LA: Lào, MY: Ma-lay-xi-a, MM: My-an-ma, PH: Phi-líp-pin, SG: Sing-ga-po, TH: Thái Lan, CN:Trung Quốc.

c) Được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu, quy định tại điểm (b) đến Việt Nam, theo quỵ định của Bộ Công Thương.

d) Thoả mãn yêu cầu xuất xứ hàng hóa ASEAN & Trung Quốc, được xác nhận bằng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN – Trung Quốc (viết tắt là c/o – Mẫu E) do các cơ quan sau đây cấp: Tại Bru-nây Đa-ru-sa-lam là Bộ Ngoại giao và Ngoại thương; Tại Vương quốc Cam-pu-chia là Bộ Thương mại; Tại Cộng hoà ln-đô-nê-xi-a là Bộ Thương mại; Tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là Bộ Công nghiệp và Thương mại; Tại Ma-laỵ-xi-a là Bộ Ngoại thương và Công nghiệp; Tại Liến bang My-an-ma là Bộ Thương mại; Tại Cộng hòa Phi-líp-pin là Bộ Tài chính; Tại Cộng hòa Sing-ga-po là Cơ quan Hải quan; Tại Vương quốc Thái lan là Bộ Thương mại; và Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) là Tổng cục Giám sát chất lượng, Kiểm tra và Kiểm dịch.

+ Cột số 8: Thuế suât AKFTA: AKFTA là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh & ASEAN- KOREA Free.

Trade Area “Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN- Hàn Quốc”.

Hàng hóa nhập khẩu áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN- Hàn Quốc.

+ Cột số 9: Nước không áp dung AKFTA (Nước không đươc hải quan ưu đãi)

Riêng đối với những măt hàng nhập khẩu từ nước có thể hiện ký hiệu tên nước tại cột sô’ 9 (cột “Nước không áp dụng AKFTA”) của biểu thuế 2014 này thì không đươc áp dụng thuế suất AKFTA. Việc bổ sung, sửa đổi tên nước tại cột sô 9 được thực hiện theo Văn bản thông báo của Bộ Tài chính.

+ Cột số 10: Là thuế nhập khẩu các nước Asean Nhật Bản.

+ Cột số 11: Là thuế nhập khẩu Việt Nam Nhật Bản.

+ Cột 12: Các nước Biểu thuế xuất nhập khẩu ASEAN – AUSTRALIA và NEWZELAND.

+ Cột 13: Là thuế các nước Asean Ấn Độ.

+ Cột 14: Là thuế Việt nam và Chi Lê.

+ Cột 15:  Là thuế suất thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.

-->Xem thêm...