biểu thuế xnk năm 2016 sửa đổi bổ sung, biểu thuế xuất nhập khẩu 2016 mới nhất hiện nay: tháng 4 2014

vé xiếc tại rạp xiếc trung ương

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

mua cẩm nang đấu thầu mua sắm năm 2014 và quy định mới nhất về định mức chi tiêu sử dụng ngân sách nhà nước trong các cơ quan đơn vị áp dụng năm 2014 phần mềm

cẩm nang đấu thầu mua sắm năm 2014 và quy định mới nhất về định mức chi tiêu sử dụng ngân sách nhà nước trong các cơ quan đơn vị áp dụng năm 2014 – nhà xuất bản tài chính


Quốc hội đã thông qua Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Bên cạnh đó, Nhà nước đã ban hành những văn bản về quản lý, sử dụng tài sản, ngân sách nhà nước như: Thông tư số 198/2013/TT-BTC ngày 20-12-2013 của Bộ tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước; Thông tư số 199/2013/TT-BTC ngày 20-12-2013 của Bộ tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2014;…

Nhằm giúp các cơ quan, đơn vị cập nhật và nắm bắt kịp thời những quy định mới nhất của Nhà nước về chế độ đấu thầu, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản, ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách năm 2014; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc quản lý và sử dụng tài sản, ngân sách; …Nhà xuất bản Tài chính xin giới thiệu cuốn sách:

CẨM NANG ĐẤU THẦU MUA SẮM VÀ QUY ĐỊNH MỚI VỀ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI TIÊU SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ NĂM 2014
cẩm nang đấu thầu mua sắm năm 2014 và quy định mới nhất về định mức chi tiêu sử dụng ngân sách nhà nước trong các cơ quan đơn vị áp dụng năm 2014

Nội dung cuốn sách cẩm nang đấu thầu mua sắm năm 2014 và quy định mới nhất về định mức chi tiêu sử dụng ngân sách nhà nước trong các cơ quan đơn vị áp dụng năm 2014 gồm có các phần sau:

Phần thứ nhất. Luật đấu thầu năm 2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014);

Phần thứ hai. Những quy định mới nhất về quản lý, xử lý và sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước;

Phần thứ ba. Quy định mới nhất về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách năm 2014;

Phần thứ tư. Xử lý các tình huống đấu thầu, mua sắm tài sản công;

Phần thứ năm. Các tình huống về đầu tư, xây dựng, mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước;

Phần thứ sáu. Xử lý tình huống bán đấu giá tài sản nhà nước;

Phần thứ bảy. Tiêu chuẩn, định mức trang bị, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp;

Phần thứ tám. Quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư mua sắm tài sản nhà nước;

Phần thứ chín. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước;
cuốn cẩm nang đấu thầu mua sắm năm 2014 và quy định mới nhất về định mức chi tiêu sử dụng ngân sách nhà nước trong các cơ quan đơn vị áp dụng năm 2014 sẽ là tài liệu rất quan trong trong cán đưn vị sử dụng ngân sách nhà nước

CHÚNG TÔI XIN TRÍCH 1 ĐOẠN THÔNG TƯ SỐ Số: 198/2013/TT-BTC QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC


Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;


Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;


Căn cứ Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;


Căn cứ Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước;


Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;


Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;


Căn cứ Chỉ thị số 17/2007/CT-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý tài sản của các Ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước;


Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản;


Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước.


Chương I


QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


1. Thông tư này quy định chế độ quản lý, sử dụng, xử lý tài sản của các dự án, chương trình, đề án (sau đây gọi tắt là dự án) sử dụng vốn nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ, cơ quan trung ương), Ủy ban nhân dân các cấp quản lý.


Dự án sử dụng vốn nhà nước quy định tại Thông tư này bao gồm: dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, nguồn hỗ trợ chính thức ODA, vốn vay ưu đãi và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.


2. Thông tư này không điều chỉnh đối với các dự án của doanh nghiệp nhà nước, dự án của tổ chức kinh tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn, dự án cho vay lại của Nhà nước với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, tài sản viện trợ phi dự án, dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.


3. Trường hợp Ban quản lý dự án được giao quản lý nhiều dự án, hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp, việc quản lý, sử dụng, xử lý đối với tài sản phục vụ công tác chung của Ban quản lý dự án thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp; việc quản lý, sử dụng, xử lý đối với tài sản phục vụ hoạt động riêng của từng dự án phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.


Điều 2. Đối tượng áp dụng


1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tài sản dự án.


2. Chủ đầu tư, chủ dự án, Ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước.


3. Cơ quan chủ quản dự án, cơ quan quyết định thành lập Ban quản lý dự án, cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư.


4. Các đối tượng thụ hưởng tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án.


5. Các đối tượng khác có liên quan tới việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước.


Điều 3. Tài sản dự án


Tài sản dự án được quy định tại Thông tư này bao gồm:


1. Tài sản phục vụ công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện dự án (sau đây gọi chung là tài sản phục vụ công tác quản lý dự án), bao gồm:


a) Trụ sở làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất, bao gồm cả phần diện tích đất được giao để phục vụ công tác quản lý, thi công của dự án;


b) Phương tiện đi lại;


c) Máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác phục vụ công tác quản lý dự án.


2. Tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án.


3. Tài sản phục vụ hoạt động của các chuyên gia nước ngoài, các nhà thầu tư vấn, giám sát, thi công dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài khi dự án kết thúc, các chuyên gia, nhà thầu chuyển giao tài sản cho phía Việt Nam (sau đây gọi chung là tài sản do phía nước ngoài chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam).


4. Tài sản là vật tư thu hồi trong quá trình thực hiện dự án.


Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản dự án


1. Chỉ thực hiện đầu tư, trang bị tài sản phục vụ công tác quản lý dự án cho các Ban quản lý dự án được thành lập theo quy định của pháp luật, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện dự án. Nhà thầu, tư vấn, giám sát dự án tự đảm bảo tài sản để phục vụ hoạt động tư vấn, giám sát, thi công. Ban Quản lý dự án không đầu tư xây dựng, mua sắm, đi thuê tài sản để trang bị cho nhà thầu, tư vấn, giám sát. Đối với hợp đồng tư vấn theo thời gian, Ban Quản lý dự án sử dụng tài sản hiện có của Ban Quản lý dự án hoặc đi thuê để phục vụ công tác của tư vấn trong thời gian theo hợp đồng.


2. Việc đầu tư, trang bị tài sản phục vụ công tác quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm vụ được giao, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, dự toán được giao và quy định của nhà tài trợ (nếu có), bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.


3. Tài sản dự án phải được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo chế độ quy định.


4. Tài sản dự án phải được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy định.


5. Tài sản dự án khi dự án kết thúc hoặc không còn nhu cầu sử dụng phải được xử lý kịp thời theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.


6. Việc quản lý, sử dụng tài sản dự án được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản dự án phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.


7. Trường hợp trong các Điều ước quốc tế cụ thể về ODA hoặc văn kiện viện trợ phi chính phủ nước ngoài có quy định khác về quản lý, sử dụng, xử lý tài sản của dự án thì thực hiện theo quy định tại các Điều ước, văn kiện đó.


Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý dự án trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản dự án


Chủ đầu tư, chủ dự án (trong trường hợp không thành lập Ban quản lý dự án), Ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là Ban quản lý dự án) có các quyền và nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản dự án như sau:


1. Quyền:


a) Sử dụng tài sản dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao;


b) Quyết định các biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài sản dự án;


c) Tổ chức việc thực hiện quản lý, sử dụng, xử lý tài sản dự án được giao theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.


2. Nghĩa vụ:


a) Sử dụng tài sản dự án đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức chế độ và đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm;


b) Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ tài sản dự án theo chế độ quy định;


c) Ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý, sử dụng tài sản dự án;


d) Lập và quản lý hồ sơ tài sản dự án; hạch toán, ghi chép tài sản; báo cáo kê khai tài sản dự án được giao theo quy định tại Thông tư này và pháp luật về kế toán, thống kê.


Chương II


QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, XỬ LÝ TÀI SẢN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN


Mục 1. ĐẦU TƯ, TRANG BỊ TÀI SẢN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN


Điều 6. Các hình thức đầu tư, trang bị tài sản phục vụ công tác quản lý dự án


1. Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện dự án có trách nhiệm sắp xếp, bố trí trong số tài sản hiện có của cơ quan, đơn vị mình để phục vụ công tác quản lý dự án.


2. Trường hợp không sắp xếp, bố trí được trong số tài sản hiện có của cơ quan, đơn vị thì cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện dự án được đầu tư, trang bị tài sản theo các hình thức sau:


a) Điều chuyển tài sản từ các cơ quan, đơn vị khác hoặc từ các dự án khác đã kết thúc;


b) Thuê tài sản;


c) Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản.


3. Trường hợp khi đàm phán để ký kết Điều ước quốc tế cụ thể về ODA, nhà tài trợ yêu cầu phải đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm xe ô tô phục vụ công tác quản lý cho Ban Quản lý dự án khác với quy định của Việt Nam để phục vụ công tác của Ban quản lý dự án thì ngoài việc tuân thủ quy định hiện hành về trình tự, thủ tục ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể về ODA phải lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp trước khi ký kết Điều ước quốc tế cụ thể đó.


4. Trường hợp khi ký kết Điều ước quốc tế không quy định cụ thể việc mua sắm xe ô tô nhưng khi thực hiện dự án, nhà tài trợ yêu cầu phải trang bị xe ô tô thì Ban Quản lý dự án báo cáo cơ quan chủ quản dự án lấy ý kiến thỏa thuận của cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp về số lượng, chủng loại, mức giá mua xe, trình cấp có thẩm quyền quyết định việc mua sắm.


Điều 7. Điều chuyển tài sản phục vụ công tác quản lý dự án


1. Trường hợp cơ quan, đơn vị được giao thực hiện dự án không sắp xếp, bố trí được trong số tài sản hiện có của cơ quan, đơn vị để phục vụ công tác quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm rà soát tài sản của các cơ quan, đơn vị, dự án thuộc phạm vi quản lý để quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản cho Ban quản lý dự án phục vụ công tác quản lý dự án.


2. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản để phục vụ công tác quản lý dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định tại các Điều 18, 20 và 26 Thông tư này.


3. Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản phục vụ công tác quản lý dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định tại các Điều 19, 20 và 26 Thông tư này.


Điều 8. Thuê tài sản phục vụ công tác quản lý dự án


1. Việc thuê tài sản phục vụ công tác quản lý dự án được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:


a) Không sắp xếp, bố trí được trong số tài sản hiện có của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện dự án;


b) Không áp dụng được hình thức điều chuyển tài sản hoặc có điều chuyển nhưng chỉ đáp ứng được một phần;


c) Có nhu cầu sử dụng tài sản trong thời gian ngắn (dưới 50% thời gian sử dụng theo chế độ quy định đối với từng tài sản) hoặc không thường xuyên hoặc đã được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư, xây dựng, mua sắm, tiếp nhận tài sản nhưng phải thuê để sử dụng tạm thời trong thời gian triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận.


2. Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Ban quản lý dự án quyết định hoặc phân cấp việc quyết định thuê tài sản phục vụ công tác quản lý dự án.


3. Ban Quản lý dự án đủ điều kiện thuê tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều này căn cứ tiêu chuẩn, định mức và nhu cầu sử dụng tài sản để lập phương án thuê trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định.


4. Việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản, xác định đơn giá thuê tài sản (kể cả trường hợp thuê bổ sung tài sản) thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư số 245/2009/TT-BTC), Thông tư số 09/2012/TT-BTC ngày 19/01/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 245/2009/TT-BTC (sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2012/TT-BTC) hoặc các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).


5. Kinh phí thuê tài sản phục vụ công tác quản lý dự án được sử dụng từ kinh phí quản lý dự án và các nguồn kinh phí hợp pháp khác được phép sử dụng của Ban quản lý dự án theo quy định của pháp luật.


Điều 9. Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản phục vụ công tác quản lý dự án


1. Việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản phục vụ công tác quản lý dự án được thực khi có đủ các điều kiện sau đây:


a) Không bố trí, sắp xếp được trong số tài sản hiện có của cơ quan, đơn vị;


b) Không áp dụng được hình thức điều chuyển tài sản quy định tại Điều 7 Thông tư này hoặc có điều chuyển nhưng chỉ đáp ứng được một phần;


c) Không áp dụng được hình thức thuê tài sản quy định tại Điều 8 Thông tư này.


2. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản phục vụ công tác quản lý dự án:


a) Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng trụ sở làm việc phục vụ công tác quản lý dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.


b) Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Ban quản lý dự án quyết định hoặc phân cấp việc quyết định mua sắm tài sản phục vụ công tác quản lý dự án. Trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Ban quản lý dự án khác cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc phê duyệt dự án thì cơ quan của người có thẩm quyền quyết định thành lập Ban quản lý dự án phải lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc phê duyệt dự án trước khi quyết định việc mua sắm tài sản.


3. Trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản phục vụ công tác quản lý dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và quy định của nhà tài trợ (nếu có).


4. Kinh phí đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản được sử dụng từ kinh phí quản lý dự án và các nguồn kinh phí hợp pháp khác được phép sử dụng của Ban quản lý dự án theo quy định của pháp luật.


Mục 2. SỬ DỤNG, SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG, HẠCH TOÁN TÀI SẢN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN


Điều 10. Sử dụng tài sản phục vụ công tác quản lý dự án


1. Tài sản phục vụ công tác quản lý dự án phải được sử dụng đúng mục đích, công năng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.


2. Thủ trưởng Ban quản lý dự án được giao quản lý, sử dụng tài sản phải ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản; định mức tiêu hao nhiên liệu đối với phương tiện đi lại phù hợp với quy định của pháp luật.


Điều 11. Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phục vụ công tác quản lý dự án


1. Tài sản phục vụ công tác quản lý dự án phải được kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định. Thủ trưởng Ban quản lý dự án được giao quản lý, sử dụng tài sản quyết định việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản.


2. Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản dự án được sử dụng từ kinh phí quản lý dự án.


Điều 12. Hạch toán tài sản phục vụ công tác quản lý dự án


Ban quản lý dự án có trách nhiệm theo dõi, hạch toán tài sản phục vụ công tác quản lý dự án theo chế độ kế toán hiện hành phù hợp với loại hình hoạt động của Ban quản lý dự án.


Mục 3. BÁO CÁO KÊ KHAI TÀI SẢN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN


Điều 13. Phạm vi tài sản phải thực hiện báo cáo kê khai


Tài sản phục vụ công tác quản lý dự án thuộc phạm vi báo cáo kê khai bao gồm:


1. Trụ sở làm việc của Ban quản lý dự án;


2. Ô tô các loại;


3. Các tài sản khác đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định theo quy định về tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.


Điều 14. Các loại Báo cáo kê khai


1. Ban quản lý dự án có trách nhiệm thực hiện báo cáo kê khai tài sản phục vụ công tác quản lý dự án vào Cơ sở dữ liệu về tài sản dự án trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước trong các trường hợp:


a) Báo cáo kê khai lần đầu: Áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý dự án có tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành;


b) Báo cáo kê khai bổ sung: Áp dụng đối với các trường hợp có thay đổi về tài sản phục vụ công tác quản lý dự án do đầu tư xây dựng, mua sắm mới, tiếp nhận từ đơn vị khác về sử dụng; thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


2. Thời hạn báo cáo kê khai tài sản dự án:


a) Trước ngày 30 tháng 9 năm 2014 đối với tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;


b) Không quá 30 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.


Điều 15. Trình tự báo cáo kê khai


1. Ban quản lý dự án có trách nhiệm lập báo cáo kê khai theo Mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư này (mỗi mẫu biểu lập thành 03 bản), gửi cơ quan chủ quản dự án xác nhận: 01 bản gửi cơ quan tài chính của Bộ, cơ quan trung ương (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Sở Tài chính (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý), 01 bản gửi Ban quản lý dự án, 01 bản lưu tại cơ quan chủ quản dự án.


2. Mẫu biểu kê khai được quy định như sau:


a) Những tài sản được kê khai lần đầu: Thực hiện theo Mẫu số 01a-ĐK/TSDA, Mẫu số 01b-ĐK/TSDA, Mẫu số 01c-ĐK/TSDA.


b) Đối với tài sản được đầu tư xây dựng mới, mua sắm hoặc tiếp nhận về sử dụng sau khi đã thực hiện báo cáo kê khai lần đầu: Thực hiện theo Mẫu số 01a-ĐK/TSDA, Mẫu số 01b-ĐK/TSDA, Mẫu số 01c-ĐK/TSDA


c) Thay đổi thông tin về tài sản theo Mẫu số 02a-ĐK/TSDA, Mẫu số 02b-ĐK/TSDA, Mẫu số 02c-ĐK/TSDA;


d) Xóa thông tin về tài sản trong Cơ sở dữ liệu theo Mẫu số 03/TSDA;


3. Căn cứ vào báo cáo kê khai của Ban quản lý dự án đã được cơ quan chủ quản dự án xác nhận, cơ quan tài chính của Bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính có trách nhiệm nhập dữ liệu tài sản vào Phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kê khai.


Căn cứ tình hình thực tế, Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có thể phân cấp việc nhập dữ liệu cho cơ quan chủ quản dự án hoặc Ban quản lý dự án sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.


Điều 16. Khai thác, sử dụng thông tin về tài sản dự án trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước


1. Khai thác thông tin:


a) Bộ Tài chính được khai thác thông tin về tài sản dự án của cả nước;


b) Các Bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính, cơ quan chủ quản dự án được khai thác thông tin tài sản của các dự án thuộc phạm vi quản lý;


c) Ban quản lý dự án được khai thác thông tin tài sản thuộc phạm vi của Ban quản lý dự án.


2. Thông tin lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu được sử dụng để:


a) Thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, xử lý tài sản dự án theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;


b) Làm cơ sở cho việc lập dự toán, xét duyệt quyết toán, quyết định, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra việc đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa tài sản; kiểm kê, lập, phê duyệt phương án xử lý (thu hồi, bán, điều chuyển, thanh lý) tài sản dự án.


3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế phối hợp cung cấp thông tin để kiểm tra, đối chiếu kết quả đăng nhập dữ liệu tài sản dự án vào Phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước và sử dụng thông tin về tài sản lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu vào các mục đích được quy định tại khoản 2 Điều này.


Mục 4. XỬ LÝ TÀI SẢN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN


Điều 17. Hình thức xử lý tài sản phục vụ công tác quản lý dự án khi dự án kết thúc


1. Điều chuyển tài sản:


a) Điều chuyển cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị) có nhu cầu sử dụng tài sản mà còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;


b) Điều chuyển để phục vụ hoạt động của các dự án khác;


c) Các trường hợp đặc biệt không thuộc điểm a, điểm b khoản này theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.


2. Thanh lý đối với các tài sản đã vượt quá thời gian sử dụng theo chế độ quy định mà không thể tiếp tục sử dụng được; tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả; trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cấp có thẩm quyền và các trường hợp được thanh lý khác theo quy định của pháp luật.


3. Bán đối với các tài sản không xử lý theo hình thức điều chuyển hoặc thanh lý quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Việc bán tài sản được thực hiện thông qua phương thức đấu giá công khai theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây được phép bán chỉ định:


a) Tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng cho mục đích xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường phù hợp với quy hoạch được duyệt. Nếu có từ hai tổ chức, cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho mục đích xã hội hóa thuộc các lĩnh vực nêu trên thì thực hiện đấu giá giữa các đối tượng tham gia đăng ký;


b) Trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm;


c) Trường hợp giá trị tài sản theo đánh giá lại dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản (Việc đánh giá lại giá trị tài sản do Hội đồng thanh lý tài sản của Ban quản lý dự án thực hiện hoặc thuê doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện).


4. Chuyển giao về địa phương quản lý đối với diện tích đất Ban quản lý dự án được giao (hoặc tạm giao) để phục vụ công tác thi công dự án.


Điều 18. Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản phục vụ công tác quản lý dự án khi dự án kết thúc


1. Đối với dự án thuộc trung ương quản lý:


a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc bán trụ sở làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất (bao gồm cả quyền sử dụng đất); điều chuyển tài sản giữa các Bộ, cơ quan trung ương hoặc giữa cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án thuộc trung ương quản lý với cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án thuộc địa phương quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;


b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp quyết định: Điều chuyển tài sản cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, tài sản để phục vụ công tác quản lý của các dự án khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương; bán tài sản không thuộc trụ sở làm việc và các tài sản gắn liền với đất; thanh lý tài sản của dự án kết thúc; bàn giao diện tích đất được giao (hoặc tạm giao) để phục vụ công tác thi công dự án cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi hoàn thành việc thi công dự án.


Việc quyết định điều chuyển tài sản là trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyết định điều chuyển, bán, thanh lý xe ô tô các loại quy định tại khoản này được thực hiện sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.


2. Đối với dự án thuộc địa phương quản lý:


a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển tài sản của các dự án thuộc địa phương quản lý cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án thuộc trung ương quản lý hoặc giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.


b) Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chuyển tài sản cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án thuộc phạm vi quản lý; bán, thanh lý tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất, phương tiện vận tải theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan liên quan; quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định điều chuyển, bán, thanh lý đối với những tài sản còn lại.


3. Đối với các trường hợp điều chuyển tài sản phải có ý kiến đề nghị tiếp nhận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền phân cấp cho thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban quản lý dự án ký văn bản đề nghị được tiếp nhận đối với các tài sản không phải là các loại tài sản sau đây:


a) Trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất;


b) Xe ô tô;


c) Tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng/đơn vị tài sản trở lên.


4. Đối với các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 17 Thông tư này, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển tài sản.


Điều 19. Trình tự xử lý tài sản phục vụ công tác quản lý của dự án khi dự án kết thúc


1. Khi dự án kết thúc, Ban quản lý dự án có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng tài sản và hồ sơ của tài sản cho đến khi bàn giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án được tiếp nhận hoặc hoàn thành việc bán, thanh lý tài sản theo quyết định của cấp có thẩm quyền.


Trường hợp dự án đã kết thúc và Ban quản lý dự án đã giải thể nhưng chưa xử lý xong tài sản thì cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm bảo quản tài sản, hồ sơ tài sản và thực hiện các nhiệm vụ khác của Ban quản lý dự án quy định tại Thông tư này.


2. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày kết thúc dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền, Ban quản lý dự án có trách nhiệm kiểm kê tài sản phục vụ công tác quản lý dự án, đề xuất phương án xử lý, báo cáo Bộ, cơ quan trung ương là cơ quan chủ quản dự án (đối với các dự án thuộc trung ương quản lý); gửi Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan chủ quản dự án (đối với các dự án thuộc địa phương quản lý). Trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản phải ghi rõ trong Biên bản kiểm kê tài sản, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất biện pháp xử lý theo chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.


Danh mục tài sản đề nghị xử lý: Thực hiện theo Mẫu số 04a-DM/TSDA, Mẫu số 04b-DM/TSDA, Mẫu số 04c-DM/TSDA; Biên bản kiểm kê tài sản: Thực hiện theo Mẫu số 05a/TSDA ban hành kèm Thông tư này.


Đối với các chương trình, dự án trong đó có một cơ quan chủ quản giữ vai trò điều phối chung và các cơ quan chủ quản của các dự án thành phần: Ban quản lý dự án thành phần chịu trách nhiệm kiểm kê, báo cáo về Ban quản lý dự án chủ quản để tổng hợp, đề xuất phương án xử lý.


3. Các Bộ, cơ quan trung ương (đối với các dự án thuộc trung ương quản lý); Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với các dự án thuộc địa phương quản lý) có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản của dự án kết thúc thuộc phạm vi quản lý để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.


4. Trường hợp Ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án không đề xuất phương án xử lý hoặc đề xuất phương án xử lý không phù hợp với quy định tại Thông tư này, cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản quy định tại Điều 18 Thông tư này quyết định thu hồi để xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.


5. Sau khi có quyết định xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền, việc tổ chức xử lý tài sản được thực hiện như sau:


a) Đối với tài sản có quyết định điều chuyển, đất có quyết định bàn giao đất cho địa phương: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định cấp có thẩm quyền, Ban quản lý dự án chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, dự án được tiếp nhận tài sản thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 43 TC/QLCS ngày 31/7/1996 hướng dẫn việc tiếp nhận và bàn giao tài sản giữa các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, Thông tư số 122/2007/TT-BTC ngày 18/10/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 43 TC/QLCS hoặc các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).


b) Đối với tài sản có quyết định bán: Trình tự, thủ tục bán đấu giá, bán chỉ định thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và pháp luật về bán đấu giá tài sản.


c) Đối với tài sản có quyết định thanh lý: Phương thức, trình tự, thủ tục thanh lý thực hiện theo quy định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 52/2009/NĐ-CP); Thông tư số 245/2009/TT-BTC và Thông tư số 09/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hoặc các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).


d) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo tuyến, tài sản của dự án thuộc trung ương quản lý được trang bị ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban quản lý dự án ở trung ương có thể ủy quyền cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đó ở địa phương tổ chức bán, thanh lý tài sản theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này.


Điều 20. Xử lý tài sản phục vụ công tác quản lý của dự án chưa kết thúc nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc không còn sử dụng được


1. Đối với các dự án chưa kết thúc nhưng có tài sản không còn nhu cầu sử dụng hoặc không còn sử dụng được, Ban quản lý dự án phải thực hiện kiểm kê, đề xuất phương án xử lý để trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này xem xét, quyết định.


2. Hình thức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý tài sản phục vụ công tác quản lý của dự án chưa kết thúc nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc không còn sử dụng được trong quá trình thực hiện dự án được thực hiện theo quy định tại các Điều 17, 18 và 19 Thông tư này.


cẩm nang đấu thầu mua sắm năm 2014 và quy định mới nhất về định mức chi tiêu sử dụng ngân sách nhà nước trong các cơ quan đơn vị áp dụng năm 2014 cẩm nang đấu thầu mua sắm năm 2014 và quy định mới nhất về định mức chi tiêu sử dụng ngân sách nhà nước trong các cơ quan đơn vị áp dụng năm 2014 - nhà xuất bản tài chính
Quốc hội đã thông qua Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Bên cạnh đó, Nhà nước đã ban hành những văn bản về quản lý, sử dụng tài ...
-->Xem thêm...

bán luật cán bộ công chức 2014, luật viên chức sửa đổi bổ sung mới nhất download

luật cán bộ công chức 2014, luật viên chức sửa đổi bổ sung mới nhất áp dụng năm 2014


quy định mới công khai chế độ chính sách điều kiện làm việc chế độ đãi ngộ và 450 câu hỏi đáp về quản lý lưu trữ tra cứu hồ sơ tài liệu công chức


Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững mạnh, có trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, có hiểu biết về pháp luật trong tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia nhằm đáp ứng công cuộc xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập là việc làm hết sức cần thiết. Các hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến cán bộ, công chức cũng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Vừa qua, nhiều văn bản mới về lĩnh vực trên đã được ban hành như: CV số 956/BNV-CCVC ngày 24-3-2014 hướng dẫn một số nội dung trong việc tổ chức thi nâng ngạch từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính và từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp . CT số 07/CT-TTg ngày 19-3-2014 đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng .QĐ 51/QĐ-LĐTBXH ngày 13-01-2014 Về việc ban hành quy chế nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động; QĐ 05/2014/QĐ-TTg ngày 15-01-2014 Về việc công khai chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của đảng, nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức; TT 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10-01-2014 Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; CT 07/CT-TTg ngày 19-03-2014 Về việc đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng…


Để quý cơ quan đơn vị có được tài liệu nói trên Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội cho biên tập cuốn sách:


LUẬT CÁN BỘ  CÔNG CHỨC 2014  – LUẬT VIÊN CHỨC – QUY ĐỊNH MỚI CÔNG KHAI CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC, CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ & 450 CÂU HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ, LƯU TRỮ, TRA CỨU HỒ SƠ TÀI LIỆU CÔNG CHỨC 2014”.
luật cán bộ công chức 2014, luật viên chức sửa đổi bổ sung mới nhất


Nội dung cuốn sách luật cán bộ công chức 2014, luật viên chức sửa đổi bổ sung mới nhất bao gồm những phần chính sau:


Phần thứ nhất. Luật Cán bộ công chức – Luật Viên chức

Phần thứ hai. Chế độ chính sách mới đối với cán bộ, công chức, viên chức

Phần thứ ba. Quy định mới về công tác quản lý cán bộ công chức

Phần thứ tư. Hỏi đáp về hồ sơ cán bộ, công chức và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức

Phần thứ năm.450 câu Hỏi đáp các quy định mới nhất về công chức, viên chức.


CHÚNG TÔI TRÍCH 1 ĐOẠN LUẬT CÁN BỘ CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC CHO QUÝ VỊ THEO DÕI

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng


Luật này quy định về cán bộ, công chức; bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ.


Điều 2. Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức


Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan.


Điều 3. Các nguyên tắc trong thi hành công vụ


1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.


2. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.


3. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.


4. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.


5. Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.


Điều 4. Cán bộ, công chức


1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.


2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.


3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.


Điều 5. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức


1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.


2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.


3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.


4. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.


5. Thực hiện bình đẳng giới.


Điều 6. Chính sách đối với người có tài năng


Nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng.


Chính phủ quy định cụ thể chính sách đối với người có tài năng.


Điều 7. Giải thích từ ngữ


Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:


1. Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền quản lý, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức.


2. Cơ quan quản lý cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức.


3. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.


4. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.


5. Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.


6. Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.


7. Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.


8. Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn.


9. Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.


10. Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.


11. Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.


12. Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.


13. Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.


luật cán bộ công chức 2014, luật viên chức sửa đổi bổ sung mới nhất luật cán bộ công chức 2014, luật viên chức sửa đổi bổ sung mới nhất áp dụng năm 2014
quy định mới công khai chế độ chính sách điều kiện làm việc chế độ đãi ngộ và 450 câu hỏi đáp về quản lý lưu trữ tra cứu hồ sơ tài liệu công chức

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững mạnh, có tr...
-->Xem thêm...

bán GIAO TIẾP GIÁM ĐỐC 2014 sài gòn

Tóm tắt nội dung:

Giao tiếp là một trong những nhu cầu không thể thiếu của con người. Đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh thì vấn đề giao tiếp lại càng nắm giữ vai trò hết sức quan trọng. Bởi đây là “cánh cửa quan trọng để dẫn tới sự thành công”. Có thể nói rằng, không một mối quan hệ công sở, quan hệ đối tác nào; không có những vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh cũng như không có dự án hay cơ hội kinh doanh nào được giải quyết, thực hiện nếu như không có giao tiếp.

Nhằm giúp các giám đốc và những người nắm giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp tìm hiểu thêm về cách thức giải quyết các vấn đề trong giao tiếp; kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong kinh doanh; cách xử lý những khó khăn thường gặp trong kinh doanh; bí quyết xây dựng và duy trì các mối quan hệ …Nhà xuất bản Dân trí xin giới thiệu cuốn sách:


tp-nghe-thuat-giao-tiep-giam-doc-net


 


 


Giá bìa : 325,000đ


 


“NGHỆ THUẬT GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRONG GIAO TIẾP & HƯỚNG DẪN XỬ LÝ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP TRONG KINH DOANH DÀNH CHO GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP”

Cuốn sách gồm có các phần sau:

Phần thứ nhất. Nghệ thuật giải quyết các vấn đềtrong giao tiếp;

Phần thứ hai. Những kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong kinh doanh;

Phần thứ ba. Kỹ năng xử lý những khó khăn thường gặp trong kinh doanh;

Phần thứ tư. Bí quyết tạo dựng và duy trì các mối quan hệ trong kinh doanh;

Phần thứ năm. Xử lý các tình huống về chế độ quản lý tài chính trong doanh nghiệp;

Phần thứ sáu. Xử lý những khó khăn thường gặp trong sản xuất, thương mại;

Phần thứ bảy. Xử lý các tình huống về vấn đề sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ;

Phần thứ tám. Xử lý các tình huống về điều tiết, thẩm định, hiệp thương giá và định giá;

Phần thứ chín. Xử lý các tình huống về quảng cáo;

Phần thứ mười. Xử lý các tình huống về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân;

Phần thứ mười một. Các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn và phát triển kinh doanh.

Trung Tâm Sách Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cho tất cả các bạn đọc rất mong quy vị sẽ ủng hộ và đặt mua tài liệu phục vụ cho công tác của đơn vị mình


GIAO TIẾP GIÁM ĐỐC 2014 Tóm tắt nội dung:
Giao tiếp là một trong những nhu cầu không thể thiếu của con người. Đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh thì vấn đề giao tiếp lại càng nắm giữ vai trò hết sức quan trọng. Bởi đây là “cánh cửa quan trọng để dẫn tới sự thành công”. Có thể nói rằng, không một mối quan hệ công sở,...
-->Xem thêm...

PHÁP LỆNH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO - LỊCH SỬ VĂN HOÁ TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM mới nhất áp dụng năm 2014

Đường lối đổi mới do của Đảng ta được khởi xướng và lãnh đạo đã đưa lại sự đổi mới thực sự trên bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam. Trên cơ sở đời sống kinh tế, đời sống văn hóa tinh thần được nâng lên rõ rệt, đời sống đạo của đông đảo tín đồ, giáo dân, của giới giáo sĩ, tu sĩ cũng được đổi mới chưa từng có. Mặt khác, nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, đây vừa là cơ hội tốt cho nước ta hòa nhập với các nước tiên tiến và cũng là thách thức không nhỏ về một số phương diện xã hội. Thực tế đó đã đặt ra cho công tác tôn giáo nhiều vấn đề cần phải quan tâm để sao cho đáp ứng được


phap lenh tin nguong


Giá bìa : 325,000đ


thách thức ngày càng cao của giai đoạn cách mạng mới, nhất là công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Ngày 08-11-2012 Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 92/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thay thế cho Nghị Định số 22/2005/NĐ-CP Ngày 01 tháng 03 năm 2005. THÔNG TƯ SỐ 07/2011/TT-BNV NGÀY 01-04-2011 CỦA BỘ NỘI VỤ Hướng dẫn xét tặng kỷ niệm chương “vì sự nghiệp quản lý nhà nước về tôn giáo. CHỈ THỊ SỐ 1940/2008/CT-TTg NGÀY 31-12-2008 CỦA CHÍNH PHỦ Về nhà, đất liên quan đến tôn giáo.. Để thực hiện tốt về công tác quản lý nhà nước về tôn giáo Nhà xuất bản Lao động xuất bản cuốn sách:


“PHÁP LỆNH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO (BAN HÀNH THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 92/2012/NĐ-CP NGÀY 08-11-2012) LỊCH SỬ VĂN HOÁ TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ”,


Cuốn cuốn sách gồm các phần sau: Phần thứ nhất. Pháp lệnh và quy định mới nhất về thi hành pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo


Phần thứ hai. Tra cứu một số các tình huống pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng


Phần thứ ba. Phong tục tập quán tín ngưỡng trong cộng đồng các dân tộc việt nam


Phần thứ tư. Lịch sử các lễ hội tôn giáo việt nam


Phần thứ năm. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của các tôn giáo việt nam


Hy vọng cuốn sách mang đến cho quí vị những thông tin hữu ích trong công tác quản lý nhà nước và hiểu sâu rộng hơn về bản sắc văn hoá trong cộng đồng các dân tộc việt nam. Sách dày 440 trang, Bìa cứng, khổ 19×27 Giá bìa 325.000 đ/ cuốn



nội dụng được đăng theo PHÁP LỆNH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO - LỊCH SỬ VĂN HOÁ TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Đường lối đổi mới do của Đảng ta được khởi xướng và lãnh đạo đã đưa lại sự đổi mới thực sự trên bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam. Trên cơ sở đời sống kinh tế, đời sống văn hóa tinh thần được nâng lên rõ rệt, đời sống đạo của đông đảo tín đồ, giáo dân, của giới giáo sĩ, tu sĩ cũng được đổi mới chưa từng có. Mặt khác, nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, đây vừa là cơ hội tốt cho nước ta hòa nhập với các nước tiên tiến và cũng là thách thức không nhỏ về một số phương diện xã hội. Thực tế đó đã đặt ra cho công tác tôn giáo nhiều vấn đề cần phải quan tâm để sao cho đáp ứng được

phap lenh tin nguong


Giá bìa : 325,000đ


thách thức ngày càng cao của giai đoạn cách mạng mới, nhất là công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Ngày 08-11-2012 Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 92/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thay thế cho Nghị Định số 22/2005/NĐ-CP Ngày 01 tháng 03 năm 2005. THÔNG TƯ SỐ 07/2011/TT-BNV NGÀY 01-04-2011 CỦA BỘ NỘI VỤ Hướng dẫn xét tặng kỷ niệm chương “vì sự nghiệp quản lý nhà nước về tôn giáo. CHỈ THỊ SỐ 1940/2008/CT-TTg NGÀY 31-12-2008 CỦA CHÍNH PHỦ Về nhà, đất liên quan đến tôn giáo.. Để thực hiện tốt về công tác quản lý nhà nước về tôn giáo Nhà xuất bản Lao động xuất bản cuốn sách:

“PHÁP LỆNH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO (BAN HÀNH THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 92/2012/NĐ-CP NGÀY 08-11-2012) LỊCH SỬ VĂN HOÁ TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ”,

Cuốn cuốn sách gồm các phần sau: Phần thứ nhất. Pháp lệnh và quy định mới nhất về thi hành pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo

Phần thứ hai. Tra cứu một số các tình huống pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng

Phần thứ ba. Phong tục tập quán tín ngưỡng trong cộng đồng các dân tộc việt nam

Phần thứ tư. Lịch sử các lễ hội tôn giáo việt nam

Phần thứ năm. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của các tôn giáo việt nam

Hy vọng cuốn sách mang đến cho quí vị những thông tin hữu ích trong công tác quản lý nhà nước và hiểu sâu rộng hơn về bản sắc văn hoá trong cộng đồng các dân tộc việt nam. Sách dày 440 trang, Bìa cứng, khổ 19x27 Giá bìa 325.000 đ/ cuốn
-->Xem thêm...

NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH – TÀI CHÍNH & SƠ ĐỒ TÀI KHOẢN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN giao hàng tận nơi

Công tác quản lý tài chính ngân sách xã là một hệ thống các quan hệ phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền cấp xã, nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân cấp quản lý. Trong những năm qua, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã nhằm tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi khoản thu, chi và các khoản đóng góp của nhân dân như: Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài chính Về việc ban hành “Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã”; Thông tư số 146/2011/TT-BTC ngày 26/10/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán Ngân sách và Tài chính xã ban hành kèm theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài chính.


so-do-tai-khoan-ke-toan-xa-phuong-thi-tran-sua-doi-bo-sung


Giá bìa : 325,000đ


Nhằm trang bị, cập nhật và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về nghiệp vụ kế toán, nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các cán bộ đang công tác kế toán tại xã, phường, thị trấn; Nhà xuất bản Tài Chính giới thiệu cuốn sách:

“NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH – TÀI CHÍNH & SƠ ĐỒ TÀI KHOẢN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN”

Nội dung cuốn sách gồm:

Phần thứ nhất: Khung pháp lý về kế toán xã, phường, thị trấn.

Phần thứ hai: Danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán xã, phường, thị trấn

Phần thứ ba: hệ thống tài khoản kế toán và một số phương pháp định khoản – thiết lập sơ đồ kế toán xã , phường, thị trấn

Phần thứ tư: Mẫu sổ kế toán và báo cáo tài chính, quyết toán xã, phường, thị trấn

Phần thứ năm: Quy định mới nhất về chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

Phần thứ sáu: Hướng dẫn sử dụng và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tài sản nhà nước tại xã, phường, thị trấn.

Phần thứ bảy: Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước mới (Áp dụng từ tháng 08-2012)

Sách dày 432 trang, khổ 20×28, Giá bìa : 325.000 đồng.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.



NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH – TÀI CHÍNH & SƠ ĐỒ TÀI KHOẢN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN tóm tắt Công tác quản lý tài chính ngân sách xã là một hệ thống các quan hệ phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền cấp xã, nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân cấp quản lý. Trong những năm qua, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã nhằm tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi khoản thu, chi và các khoản đóng góp của nhân dân như: Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài chính Về việc ban hành “Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã”; Thông tư số 146/2011/TT-BTC ngày 26/10/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán Ngân sách và Tài chính xã ban hành kèm theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài chính.


so-do-tai-khoan-ke-toan-xa-phuong-thi-tran-sua-doi-bo-sung


Giá bìa : 325,000đ

Nhằm trang bị, cập nhật và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về nghiệp vụ kế toán, nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các cán bộ đang công tác kế toán tại xã, phường, thị trấn; Nhà xuất bản Tài Chính giới thiệu cuốn sách:
“NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH – TÀI CHÍNH & SƠ ĐỒ TÀI KHOẢN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN”
Nội dung cuốn sách gồm:
Phần thứ nhất: Khung pháp lý về kế toán xã, phường, thị trấn.
Phần thứ hai: Danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán xã, phường, thị trấn
Phần thứ ba: hệ thống tài khoản kế toán và một số phương pháp định khoản - thiết lập sơ đồ kế toán xã , phường, thị trấn
Phần thứ tư: Mẫu sổ kế toán và báo cáo tài chính, quyết toán xã, phường, thị trấn
Phần thứ năm: Quy định mới nhất về chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
Phần thứ sáu: Hướng dẫn sử dụng và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tài sản nhà nước tại xã, phường, thị trấn.
Phần thứ bảy: Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước mới (Áp dụng từ tháng 08-2012)
Sách dày 432 trang, khổ 20x28, Giá bìa : 325.000 đồng.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
-->Xem thêm...

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

từ điển cây thuốc việt nam võ văn chi giao hàng tận nơi

Như chúng ta đều biết, cây cỏ Việt Nam là một nguồn thuốc dân gian vô tận đã được cha ông ta sưu tầm sử dụng ngàn đời nay, góp phần bảo vệ chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho con người và duy trì nòi giống. Đã gần 1000 năm nay nhiều học giả đã tổng kết đúc rút thành những bộ sách thuốc nam đồ sộ như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông…. Trong thời gian hiện đại cũng đang có nhiều Giáo sư đã viết được những bộ sách để đời, đạt giải thưởng Hồ Chí Minh ( với sấp sỉ gần 750 cây con làm thuốc)


từ điển cây thuốc việt nam võ văn chi

Hiện nay có 3 Bộ dược liệu Cây thuốc được đánh giá cao là:

- Bộ tác giả Viện dược liệu: nêu 920 loại.

- Bộ Cây thuốc vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tắt Lợi: nêu 720 loài

- Bộ Từ điển Cây thuốc Việt Nam của Vỗ Văn Chi giới thiệu 4700 loài

Học giả Võ Văn Chi qua gần 70 năm giảng dạy và nghiên cứu khoa học đã viết bộ “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đồ sộ. Bộ tập 2 Với gần 3000 trang sách (19 x 27), tổng kết được sấp sỉ 2750 cây thuốc có mặt trên đất nước Việt Nam.

Bộ sách rất bổ ích cho cán bộ nghiên cứu về thực vật, khám chữa bệnh bằng thuốc nam châm cứu và cho học sinh, sinh viên học tập nghiên cứu về cây thuốc sẵn có ở Việt Nam. Ngoài ra bộ sách còn đáp ứng cho các độc giả muốn nghiên cứu, sưu tầm ứng dụng cây thuốc,cây cảnh ở  Việt Nam.

Nhà xuất bản trân trọng giới thiệu cuốn “ Từ điển cây thuốc Việt Nam (bộ mới) tập 2” tới cán bộ nghiên cứu, sinh viên, học sinh và độc giả muốn tìm hiểu về cây thuốc ở Việt Nam.

Từ điển cây thuốc Việt Nam của giáo sư Võ Văn Chi là tác phẩm có giá trị cao không những ở mặt thực vật của các cây thuốc, mà còn có ý nghĩa về sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này ở nước ta. Tác phẩm là một kho tư liệu quí giá cho các nhà nghiên cứu về thực vật học, hóa học cây thuốc và những người làm về lĩnh vực Y Dược học cổ truyền.

Cuốn sách dày hơn 3200 trang được phân bố làm hai phần:


Phần thứ nhất – Phần Đại cương

Tác giả giới thiệu cách nhận biết về cây cỏ, về dạng cây, các bộ phận của cây, phân loại các cây và việc sử dụng các loại cây cỏ nói chung để làm thuốc trị bệnh. Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu về tính năng dược vật theo Y học cổ truyền, các nhóm hoạt chất chính của cây thuốc, các bộ phận dùng làm thuốc, tính chất trị bệnh, cách trồng và thu hái, bảo quản, bào chế thành các dạng thuốc thường dùng.

Phần thứ hai – Cây thuốc mọc hoang và được trồng ở Việt Nam

Ở phần này, Tác giả đã sắp xếp các cây thuốc theo vần A, B, C… Ở mỗi một cây thuốc đều có các hình vẽ chính xác để minh họa. Ngoài ra, sau mỗi một đến hai vần của các cây thuốc, lại có các ảnh mầu của các cây thuốc đó, giúp độc giả, có thể dễ dàng nhận biết các cây thuốc mà mình muốn tìm hiểu.


Với cách sắp xếp như vậy, chúng ta, có thể tìm thấy được số cây thuốc ở mỗi vần, ví dụ vần A, 9 cây, vần B, 241 cây, vần C, 481 cây, vần D, 192 cây…Vần T, nhiều nhất, tới 542 cây, vần Y, ít nhất, 2 cây. Trong sách số cây thuốc lên tới con số 3107, một con số khá lớn, đáp ứng được mức độ nhất định về việc tra cứu các cây thuốc, mà độc giả muốn tìm kiếm cho đề tài nghiên cứu cũng như việc vận dụng các cây thuốc, vị thuốc vào việc trị bệnh cho bản thân hoặc các phương thuốc cho điều trị, cũng như cho sản xuất.


Lưu ý khi đọc


- Sách rất dễ dàng tra cứu, ngoài việc sắp xếp các cây thuốc theo vần, sách còn có các bảng để tra cứu theo tên Việt nam và tên La tinh.

- Tên La tinh, được viết tới các loài trong Chi. Do đó, việc cung cấp các thông tin về cây thuốc, khá phong phú, và độ chính xác, có tính chất thuyết phục. Ví dụ về cây Giổi, có các loài: giổi găng Manglietia, giổi nhung Paramichelia, Giổi tanh Michelia, Giổi trai Clausena.Tương tự, thuộc loại cây Găng, cũng có tới 13 loài: Găng bọc, găng bọt, găng chum, găng cơm, găng gai, găng gai cong, găng hai hạt, găng nhung, găng nước, găng trắng, găng trâu, găng vàng, găng Nam Bộ.

- Tên Việt Nam của mỗi cây thuốc, cũng được giới thiệu theo nhiều tên khác nhau, có các tên phổ thông, thường gọi, lại có các tên của các vùng miền, các dân tộc khác nhau, tạo điều kiện cho việc xác định tính đúng của cây thuốc, mà mình muốn tra cứu.

- Nội dung giới thiệu của một cây thuốc, được sắp xếp rất hợp lý: tên Việt Nam, tên Latinh (gồm tên chi, loài, họ), mô tả, nơi sống, cách thu hái, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính, tính vị, tác dụng, công dụng.

- Có hình vẽ và ảnh mầu, đối chiếu giữa các loài cây thuốc với nhau.



từ điển cây thuốc việt nam võ văn chi tóm tắt Như chúng ta đều biết, cây cỏ Việt Nam là một nguồn thuốc dân gian vô tận đã được cha ông ta sưu tầm sử dụng ngàn đời nay, góp phần bảo vệ chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho con người và duy trì nòi giống. Đã gần 1000 năm nay nhiều học giả đã tổng kết đúc rút thành những bộ sách thuốc nam đồ sộ như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông…. Trong thời gian hiện đại cũng đang có nhiều Giáo sư đã viết được những bộ sách để đời, đạt giải thưởng Hồ Chí Minh ( với sấp sỉ gần 750 cây con làm thuốc)

từ điển cây thuốc việt nam võ văn chi
Hiện nay có 3 Bộ dược liệu Cây thuốc được đánh giá cao là:
- Bộ tác giả Viện dược liệu: nêu 920 loại.
- Bộ Cây thuốc vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tắt Lợi: nêu 720 loài
- Bộ Từ điển Cây thuốc Việt Nam của Vỗ Văn Chi giới thiệu 4700 loài
Học giả Võ Văn Chi qua gần 70 năm giảng dạy và nghiên cứu khoa học đã viết bộ “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đồ sộ. Bộ tập 2 Với gần 3000 trang sách (19 x 27), tổng kết được sấp sỉ 2750 cây thuốc có mặt trên đất nước Việt Nam.
Bộ sách rất bổ ích cho cán bộ nghiên cứu về thực vật, khám chữa bệnh bằng thuốc nam châm cứu và cho học sinh, sinh viên học tập nghiên cứu về cây thuốc sẵn có ở Việt Nam. Ngoài ra bộ sách còn đáp ứng cho các độc giả muốn nghiên cứu, sưu tầm ứng dụng cây thuốc,cây cảnh ở  Việt Nam.
Nhà xuất bản trân trọng giới thiệu cuốn “ Từ điển cây thuốc Việt Nam (bộ mới) tập 2” tới cán bộ nghiên cứu, sinh viên, học sinh và độc giả muốn tìm hiểu về cây thuốc ở Việt Nam.
Từ điển cây thuốc Việt Nam của giáo sư Võ Văn Chi là tác phẩm có giá trị cao không những ở mặt thực vật của các cây thuốc, mà còn có ý nghĩa về sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này ở nước ta. Tác phẩm là một kho tư liệu quí giá cho các nhà nghiên cứu về thực vật học, hóa học cây thuốc và những người làm về lĩnh vực Y Dược học cổ truyền.
Cuốn sách dày hơn 3200 trang được phân bố làm hai phần:

Phần thứ nhất - Phần Đại cương
Tác giả giới thiệu cách nhận biết về cây cỏ, về dạng cây, các bộ phận của cây, phân loại các cây và việc sử dụng các loại cây cỏ nói chung để làm thuốc trị bệnh. Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu về tính năng dược vật theo Y học cổ truyền, các nhóm hoạt chất chính của cây thuốc, các bộ phận dùng làm thuốc, tính chất trị bệnh, cách trồng và thu hái, bảo quản, bào chế thành các dạng thuốc thường dùng.
Phần thứ hai - Cây thuốc mọc hoang và được trồng ở Việt Nam
Ở phần này, Tác giả đã sắp xếp các cây thuốc theo vần A, B, C… Ở mỗi một cây thuốc đều có các hình vẽ chính xác để minh họa. Ngoài ra, sau mỗi một đến hai vần của các cây thuốc, lại có các ảnh mầu của các cây thuốc đó, giúp độc giả, có thể dễ dàng nhận biết các cây thuốc mà mình muốn tìm hiểu.

Với cách sắp xếp như vậy, chúng ta, có thể tìm thấy được số cây thuốc ở mỗi vần, ví dụ vần A, 9 cây, vần B, 241 cây, vần C, 481 cây, vần D, 192 cây…Vần T, nhiều nhất, tới 542 cây, vần Y, ít nhất, 2 cây. Trong sách số cây thuốc lên tới con số 3107, một con số khá lớn, đáp ứng được mức độ nhất định về việc tra cứu các cây thuốc, mà độc giả muốn tìm kiếm cho đề tài nghiên cứu cũng như việc vận dụng các cây thuốc, vị thuốc vào việc trị bệnh cho bản thân hoặc các phương thuốc cho điều trị, cũng như cho sản xuất.

Lưu ý khi đọc

- Sách rất dễ dàng tra cứu, ngoài việc sắp xếp các cây thuốc theo vần, sách còn có các bảng để tra cứu theo tên Việt nam và tên La tinh.
- Tên La tinh, được viết tới các loài trong Chi. Do đó, việc cung cấp các thông tin về cây thuốc, khá phong phú, và độ chính xác, có tính chất thuyết phục. Ví dụ về cây Giổi, có các loài: giổi găng Manglietia, giổi nhung Paramichelia, Giổi tanh Michelia, Giổi trai Clausena.Tương tự, thuộc loại cây Găng, cũng có tới 13 loài: Găng bọc, găng bọt, găng chum, găng cơm, găng gai, găng gai cong, găng hai hạt, găng nhung, găng nước, găng trắng, găng trâu, găng vàng, găng Nam Bộ.
- Tên Việt Nam của mỗi cây thuốc, cũng được giới thiệu theo nhiều tên khác nhau, có các tên phổ thông, thường gọi, lại có các tên của các vùng miền, các dân tộc khác nhau, tạo điều kiện cho việc xác định tính đúng của cây thuốc, mà mình muốn tra cứu.
- Nội dung giới thiệu của một cây thuốc, được sắp xếp rất hợp lý: tên Việt Nam, tên Latinh (gồm tên chi, loài, họ), mô tả, nơi sống, cách thu hái, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính, tính vị, tác dụng, công dụng.
- Có hình vẽ và ảnh mầu, đối chiếu giữa các loài cây thuốc với nhau.
-->Xem thêm...

bộ luật lao động song ngữ năm 2014 anh việt giao hàng tận nơi

bộ luật lao động song ngữ năm 2014 anh việt sửa đổi bổ sung mới nhất


VỪA QUA CHÍNH PHỦ ĐÃ BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 27/2014/NĐ-CP NGÀY 07-4-2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH; NGHỊ ĐỊNH SỐ 03/2014/NĐ-CP NGÀY 16-01-2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC LÀM; THÔNG TƯ SỐ 05/2014/TT-BLĐTBXH NGÀY 06-3-2014 CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH DANH MỤC MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG; QUYẾT ĐỊNH SỐ 51/QĐ-LĐTBXH NGÀY 13-01-2014 CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ NÂNG BẬC LƯƠNG THƯỜNG XUYÊN, NÂNG BẬC LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG


bộ luật lao động song ngữ năm 2014 anh việt được phiên dịch từ Bộ luật lao động do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ban hành đã tác động nhiều đến đời sống của người lao động. Do vậy, Chính phủ  và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn Bộ Luật lao động cũng đã được chúng tôi dịch ra 2 thứ tiếng anh việt.

Nhà xuất bản Lao động – Xã hội trân trọng giới thiệu bộ tư liệu :


BỘ LUẬT LAO ĐỘNG SONG NGỮ NĂM 2014


(English – Vietnamese)



Công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, Chỉ dẫn pháp luật về công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Hướng dẫn chi tiết Hợp đồng lao động, đào tạo, tuyển dụng và vấn đề về tranh chấp lao động;

áp dụng thang, bảng lương, quy chế nâng bậc lương mới nhất 2014


bộ luật lao động song ngữ năm 2014 anh việt


Nội dung cuốn sách bộ luật lao động song ngữ năm 2014 anh việt gồm có


PHẦN I: Bộ luật lao động 2014 – THE LABOUR CODE OF VIET NAM 2014

PHẦN II: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THI HÀNH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG – DETAILED GUIDANCE LAW ENFORCEMENT OF LABOR

PHẦN III. BỘ LAO ĐỘNG HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

PHẦN IV. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ, LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ YẾU TỐ NGUY HIỂM, ĐỘC HẠI

PHẦN V. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG, CÁCH ÁP DỤNG HỆ THỐNG THANG BẢNG LƯƠNG

PHẦN VI. HƯỚNG DẪN VỀ CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN, BHXH


Sách được chúng tôi dịch ra các ngôn ngữ: Việt – Anh

Chúng tôi tin rằng cuốn sách sẽ là cẩm nang thực sự cần thiết cho quý cơ quan và các cá nhân có liên quan đến lĩnh vực này. Sách được in trên giấy trắng sắp xếp khoa học, đẹp, khổ 20*28 cm, dày gần  600 trang, Giá bán trên toàn quốc: 350.000 đồng/cuốn



bộ luật lao động song ngữ năm 2014 anh việt tóm tắt

bộ luật lao động song ngữ năm 2014 anh việt sửa đổi bổ sung mới nhất


VỪA QUA CHÍNH PHỦ ĐÃ BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 27/2014/NĐ-CP NGÀY 07-4-2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH; NGHỊ ĐỊNH SỐ 03/2014/NĐ-CP NGÀY 16-01-2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC LÀM; THÔNG TƯ SỐ 05/2014/TT-BLĐTBXH NGÀY 06-3-2014 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH DANH MỤC MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG; QUYẾT ĐỊNH SỐ 51/QĐ-LĐTBXH NGÀY 13-01-2014 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ NÂNG BẬC LƯƠNG THƯỜNG XUYÊN, NÂNG BẬC LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG

bộ luật lao động song ngữ năm 2014 anh việt được phiên dịch từ Bộ luật lao động do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ban hành đã tác động nhiều đến đời sống của người lao động. Do vậy, Chính phủ  và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn Bộ Luật lao động cũng đã được chúng tôi dịch ra 2 thứ tiếng anh việt.
Nhà xuất bản Lao động - Xã hội trân trọng giới thiệu bộ tư liệu :

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG SONG NGỮ NĂM 2014


(English - Vietnamese)



Công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, Chỉ dẫn pháp luật về công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Hướng dẫn chi tiết Hợp đồng lao động, đào tạo, tuyển dụng và vấn đề về tranh chấp lao động;
áp dụng thang, bảng lương, quy chế nâng bậc lương mới nhất 2014


bộ luật lao động song ngữ năm 2014 anh việt



Nội dung cuốn sách bộ luật lao động song ngữ năm 2014 anh việt gồm có


PHẦN I: Bộ luật lao động 2014 - THE LABOUR CODE OF VIET NAM 2014
PHẦN II: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THI HÀNH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG - DETAILED GUIDANCE LAW ENFORCEMENT OF LABOR
PHẦN III. BỘ LAO ĐỘNG HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
PHẦN IV. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ, LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ YẾU TỐ NGUY HIỂM, ĐỘC HẠI
PHẦN V. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG, CÁCH ÁP DỤNG HỆ THỐNG THANG BẢNG LƯƠNG
PHẦN VI. HƯỚNG DẪN VỀ CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN, BHXH

Sách được chúng tôi dịch ra các ngôn ngữ: Việt - Anh
Chúng tôi tin rằng cuốn sách sẽ là cẩm nang thực sự cần thiết cho quý cơ quan và các cá nhân có liên quan đến lĩnh vực này. Sách được in trên giấy trắng sắp xếp khoa học, đẹp, khổ 20*28 cm, dày gần  600 trang, Giá bán trên toàn quốc: 350.000 đồng/cuốn
-->Xem thêm...

luật cán bộ công chức viên chức năm 2014 giao hàng tận nơi

luật cán bộ công chức viên chức năm 2014 sửa đổi bổ sung


Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững mạnh, có trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, có hiểu biết về pháp luật trong tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia nhằm đáp ứng công cuộc xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập là việc làm hết sức cần thiết. Các hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến cán bộ, công chức cũng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Vừa qua, nhiều văn bản mới về lĩnh vực trên đã được ban hành như: CV số 956/BNV-CCVC ngày 24-3-2014 hướng dẫn một số nội dung trong việc tổ chức thi nâng ngạch từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính và từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp . CT số 07/CT-TTg ngày 19-3-2014 đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng .QĐ 51/QĐ-LĐTBXH ngày 13-01-2014 Về việc ban hành quy chế nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động; QĐ 05/2014/QĐ-TTg ngày 15-01-2014 Về việc công khai chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của đảng, nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức; TT 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10-01-2014 Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; CT 07/CT-TTg ngày 19-03-2014 Về việc đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng


Để quý cơ quan đơn vị có được tài liệu nói trên Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội cho biên tập cuốn sách luật cán bộ công chức viên chức năm 2014:
luật cán bộ công chức viên chức năm 2014


Nội dung cuốn sách luật cán bộ công chức viên chức năm 2014 bao gồm những phần chính sau:


Phần thứ nhất. Luật Cán bộ công chức – Luật Viên chức

Phần thứ hai. Chế độ chính sách mới đối với cán bộ, công chức, viên chức

Phần thứ ba. Quy định mới về công tác quản lý cán bộ công chức



luật cán bộ công chức viên chức năm 2014 tóm tắt

luật cán bộ công chức viên chức năm 2014 sửa đổi bổ sung


Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững mạnh, có trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, có hiểu biết về pháp luật trong tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia nhằm đáp ứng công cuộc xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập là việc làm hết sức cần thiết. Các hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến cán bộ, công chức cũng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Vừa qua, nhiều văn bản mới về lĩnh vực trên đã được ban hành như: CV số 956/BNV-CCVC ngày 24-3-2014 hướng dẫn một số nội dung trong việc tổ chức thi nâng ngạch từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính và từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp . CT số 07/CT-TTg ngày 19-3-2014 đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng .QĐ 51/QĐ-LĐTBXH ngày 13-01-2014 Về việc ban hành quy chế nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động; QĐ 05/2014/QĐ-TTg ngày 15-01-2014 Về việc công khai chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của đảng, nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức; TT 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10-01-2014 Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; CT 07/CT-TTg ngày 19-03-2014 Về việc đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng

Để quý cơ quan đơn vị có được tài liệu nói trên Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội cho biên tập cuốn sách luật cán bộ công chức viên chức năm 2014:
luật cán bộ công chức viên chức năm 2014

Nội dung cuốn sách luật cán bộ công chức viên chức năm 2014 bao gồm những phần chính sau:


Phần thứ nhất. Luật Cán bộ công chức - Luật Viên chức
Phần thứ hai. Chế độ chính sách mới đối với cán bộ, công chức, viên chức
Phần thứ ba. Quy định mới về công tác quản lý cán bộ công chức
-->Xem thêm...

GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC mới nhất áp dụng năm 2014

GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC


Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đâm đà bản sắc dân tộc là một yêu cầu cần thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Phương hướng phát triển này vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc và bản lĩnh văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phát triển không ngừng, đạt tới trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới. Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội xin giới thiệu tập sách “GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC”, hi vọng sẽ giúp độc giả thấy được những yêu cầu cần thiết của công cuộc xây dựng và phát triển nền Văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hiện nay.


Giữ-gìn-bản-sắc-văn-hóa-các-dân-tộc-việt-nam


Giá bìa : 325,000đ


Nội dung của cuốn sách bao gồm ba phần chính sau:


Phần thứ nhất.Một số vấn đề lí luận về bản sắc văn hóa dân tộc (Nêu những quan điểm về bản sắc văn hóa dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh và những suy nghĩ trong việc kế thừa, phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mới);


Phần thứ hai. Giữ gìn bản sắc băn hóa dân tộc (Nêu những quan điểm của Đảng ta về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đề ra những biện pháp để giữ gìn văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay);


Phần thứ ba. Những giá trị văn hóa cần phải giữ gìn (Đi vào giới thiệu cụ thể các phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và các giá trị nghệ thuật trong nền văn hóa Việt Nam cần được phát huy, lưu giữ. Từ đó, đưa ra một số biện pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc ta).


Nội dung cuốn sách trình bày một cách đầy đủ và chi tiết những giá trị văn hóa của dân tộc ta. Trên cơ sở từ khái quát đến cụ thể những giá trị văn hóa của dân tộc, cuốn sách như một bức tranh văn hóa đầy đủ, mà ở đó, mỗi giá trị văn hóa



nội dụng được đăng theo GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đâm đà bản sắc dân tộc là một yêu cầu cần thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Phương hướng phát triển này vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc và bản lĩnh văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phát triển không ngừng, đạt tới trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới. Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội xin giới thiệu tập sách “GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC”, hi vọng sẽ giúp độc giả thấy được những yêu cầu cần thiết của công cuộc xây dựng và phát triển nền Văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hiện nay.


Giữ-gìn-bản-sắc-văn-hóa-các-dân-tộc-việt-nam


Giá bìa : 325,000đ


Nội dung của cuốn sách bao gồm ba phần chính sau:

Phần thứ nhất.Một số vấn đề lí luận về bản sắc văn hóa dân tộc (Nêu những quan điểm về bản sắc văn hóa dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh và những suy nghĩ trong việc kế thừa, phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mới);

Phần thứ hai. Giữ gìn bản sắc băn hóa dân tộc (Nêu những quan điểm của Đảng ta về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đề ra những biện pháp để giữ gìn văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay);

Phần thứ ba. Những giá trị văn hóa cần phải giữ gìn (Đi vào giới thiệu cụ thể các phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và các giá trị nghệ thuật trong nền văn hóa Việt Nam cần được phát huy, lưu giữ. Từ đó, đưa ra một số biện pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc ta).

Nội dung cuốn sách trình bày một cách đầy đủ và chi tiết những giá trị văn hóa của dân tộc ta. Trên cơ sở từ khái quát đến cụ thể những giá trị văn hóa của dân tộc, cuốn sách như một bức tranh văn hóa đầy đủ, mà ở đó, mỗi giá trị văn hóa
-->Xem thêm...

HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ BỒI DƯỠNG KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 2012 giao hàng tận nơi

HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ BỒI DƯỠNG KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 2012


Sách gồm những phần chính sau :


boi duong nghiep vu kt truong


Giá bìa : 325,000đ


PHẦN I : những vấn đề cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công

PHẦN II : hướng dẫn quản lý tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp

PHẦN III : tổ chức kế toán hành chính sự nghiệp và hướng dẫn hoạch toán kế toán nguồn kinh phí

PHẦN IV : những biện pháp quan trong trong công tác kiểm toán để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật

PHẦN V : hướng dẫn nghiệp vụ bồi dưỡng kế toán trưởng đơn vị hành chính sự nghiệp

PHẦN VI : quy định chế độ thu,nộp, quản lý và sử dụng phí, kinh phí

PHẦN VII : luật ngân sách và các văn bản ban hành

PHẦN VII : hệ thống mục lục ngân sách nhà nước 2012



HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ BỒI DƯỠNG KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 2012 tóm tắt HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ BỒI DƯỠNG KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 2012

Sách gồm những phần chính sau :

boi duong nghiep vu kt truong


Giá bìa : 325,000đ


PHẦN I : những vấn đề cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công
PHẦN II : hướng dẫn quản lý tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp
PHẦN III : tổ chức kế toán hành chính sự nghiệp và hướng dẫn hoạch toán kế toán nguồn kinh phí
PHẦN IV : những biện pháp quan trong trong công tác kiểm toán để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
PHẦN V : hướng dẫn nghiệp vụ bồi dưỡng kế toán trưởng đơn vị hành chính sự nghiệp
PHẦN VI : quy định chế độ thu,nộp, quản lý và sử dụng phí, kinh phí
PHẦN VII : luật ngân sách và các văn bản ban hành
PHẦN VII : hệ thống mục lục ngân sách nhà nước 2012
-->Xem thêm...

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

PHẬT GIÁO TRONG LÒNG NGƯỜI VIỆT mới nhất áp dụng năm 2014

Đạo Phật truyền vào Việt Nam đến nay đã trải dài hơn 2000 năm. Đạo Phật có vai trò rất quan trọng trong đời sống người Việt, góp phần không nhỏ trong hành trình phát triển nền lịch sử và văn hóa tâm linh của người dân Việt.


Với mục đích thiết thực, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và hành pháp đạo Phật – một tín ngưỡng được nhiều người dân Việt tôn thờ cùng với đạo thờ phụng tổ tiên truyền thống. Nhà xuất bản Lao Động phối hợp xuất bản cuốn sách:


phat giao trong long nguoi viet


Giá bìa : 325,000đ


“ Phật giáo trong lòng người Việt”


Cuốn sách gồm có 2 phần chính.


Phần I, với tựa đề “Phật giáo trong lòng người Việt”.


Phần II, “Giới thiệu – trích dẫn kinh Phật”.


Nội dung cuốn sách thể hiện giá trị nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân Việt, cũng như những quý báo vô hạn mà đạo Phật mang lại cho chúng ta. Như chúng ta vẫn thường nói và nghĩ “Đời là bể khổ”, vậy chúng ta phải làm gì để được an lạc? Chúng ta phải làm sao để thoát khỏi bể khổ ấy? Các bài viết trong cuốn sách này giúp bạn tìm hiểu kỹ và hành đạo một cách sáng suốt nhất để cuối cùng có một đời sống an lạc ở hiện tại và tương lai. Ngoài ra, nội dung còn đề cập thể hiện tấm lòng tri ân sâu sắc trên con đường hành đạo, sự cảm nghiệm, suy ngẫm, rồi thực hành lời Phật dạy của các Phật tử.


Cuốn sách là một tài liệu quý báo, thiệt thực, góp phần giúp các tự viện, cơ quan nghiên cứu tôn giáo, các phật tử và người dân tìm hiểu, nghiên cứu về đạo Phật.


Sách được in với khổ 19 x 27; 440 trang, trình bày đẹp, với giá bán: 325.000 đồng



nội dụng được đăng theo PHẬT GIÁO TRONG LÒNG NGƯỜI VIỆT Đạo Phật truyền vào Việt Nam đến nay đã trải dài hơn 2000 năm. Đạo Phật có vai trò rất quan trọng trong đời sống người Việt, góp phần không nhỏ trong hành trình phát triển nền lịch sử và văn hóa tâm linh của người dân Việt.


Với mục đích thiết thực, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và hành pháp đạo Phật – một tín ngưỡng được nhiều người dân Việt tôn thờ cùng với đạo thờ phụng tổ tiên truyền thống. Nhà xuất bản Lao Động phối hợp xuất bản cuốn sách:

phat giao trong long nguoi viet


Giá bìa : 325,000đ


“ Phật giáo trong lòng người Việt”

Cuốn sách gồm có 2 phần chính.

Phần I, với tựa đề “Phật giáo trong lòng người Việt”.

Phần II, “Giới thiệu – trích dẫn kinh Phật”.

Nội dung cuốn sách thể hiện giá trị nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân Việt, cũng như những quý báo vô hạn mà đạo Phật mang lại cho chúng ta. Như chúng ta vẫn thường nói và nghĩ “Đời là bể khổ”, vậy chúng ta phải làm gì để được an lạc? Chúng ta phải làm sao để thoát khỏi bể khổ ấy? Các bài viết trong cuốn sách này giúp bạn tìm hiểu kỹ và hành đạo một cách sáng suốt nhất để cuối cùng có một đời sống an lạc ở hiện tại và tương lai. Ngoài ra, nội dung còn đề cập thể hiện tấm lòng tri ân sâu sắc trên con đường hành đạo, sự cảm nghiệm, suy ngẫm, rồi thực hành lời Phật dạy của các Phật tử.

Cuốn sách là một tài liệu quý báo, thiệt thực, góp phần giúp các tự viện, cơ quan nghiên cứu tôn giáo, các phật tử và người dân tìm hiểu, nghiên cứu về đạo Phật.

Sách được in với khổ 19 x 27; 440 trang, trình bày đẹp, với giá bán: 325.000 đồng
-->Xem thêm...

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

THÀNH HAY BẠI - THUẬT DÙNG NGƯỜI TRONG MỌI THỜI ĐẠI mới nhất áp dụng năm 2014

thanh hay bai


Giá bìa : 325,000đ


Thành hay Bại -Thuật dùng người trong mọi thời đại


Nội dung quyển Sách gồm có 02 phần chính sau:


Phần 1: THUẬT DÙNG NGƯỜI TRONG MỌI THỜI ĐẠI.

A. Thành và bại – Câu chuyện của người xưa.

B. Câu chuyện hôm nay – Hành trang cho những cuộc đời.


Phần 2: NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG.

A. Khám phá các chiêu thức để thành công.

B. Bí quyết thành công của các thương hiệu.

C. Quan điểm thành công của người lãnh đạo.


Quyển Sách được in bằng giấy trắng, khổ 20 x 28 cm, dày 426 trang. In xong và nộp lưu chiểu vào Qúy II/2013.



nội dụng được đăng theo THÀNH HAY BẠI - THUẬT DÙNG NGƯỜI TRONG MỌI THỜI ĐẠI thanh hay bai


Giá bìa : 325,000đ


Thành hay Bại -Thuật dùng người trong mọi thời đại

Nội dung quyển Sách gồm có 02 phần chính sau:


Phần 1: THUẬT DÙNG NGƯỜI TRONG MỌI THỜI ĐẠI.
A. Thành và bại - Câu chuyện của người xưa.
B. Câu chuyện hôm nay - Hành trang cho những cuộc đời.

Phần 2: NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG.
A. Khám phá các chiêu thức để thành công.
B. Bí quyết thành công của các thương hiệu.
C. Quan điểm thành công của người lãnh đạo.

Quyển Sách được in bằng giấy trắng, khổ 20 x 28 cm, dày 426 trang. In xong và nộp lưu chiểu vào Qúy II/2013.
-->Xem thêm...

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

GIA PHẢ HỌ TRẦN mới nhất áp dụng năm 2014

Giáo sư Trần Văn Giàu là nhà cách mạng lỗi lạc, nhà khoa học, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động, là hậu duệ của dòng họ Trần ở xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Ông không chỉ là niềm tự hào của quê hương và dòng họ của mình mà còn là “một người con ưu tú của Nam Bộ thành đồng, người lãnh đạo tài năng, người trí thức, nhà khoa học uyên bác, người đảng viên cộng sản kiên trung, tên tuổi và sự nghiệp của đồng chí thật to lớn và mãi mãi ngời sáng” như đ/c Nguyễn Minh Triết đã trang trọng ghi trong sổ tang lễ GS Trần Văn Giàu.


gia pha ho tran


Giá bìa : 365,000đ


Giáo Sư ra đi đã để lại nhiều tác phẩm ở các lĩnh vực: triết học, lịch sử, địa chí, tư tưởng… Giáo Sư còn để lại một giải thưởng lớn mang tên mình và ông được xem là người thầy của nhiều nhân vật nổi tiếng.


Tuy nhiên, Giáo Sư lại xuất phát từ giới “cần lao”, đó cũng là tấm gương sáng ngời để nhiều người soi vào, là hành trang để hậu thế mang theo trên bước đường phấn đấu để trở thành những người có ích cho xã hội.


Đọc gia phả dòng họ Trần của GS Trần Văn Giàu chúng ta càng cảm phục và là niềm tin có thể trở thành những người như Giáo Sư, nếu chúng ta miệt mài phấn đấu, học tập và có tinh thần cống hiến như Giáo Sư.


Đọc gia phả họ Trần (Văn Giàu) chúng ta cũng biết thêm một dòng họ với nhiều người con đã chiến đấu và hy hinh cho tổ quốc; biết thêm những địa danh như Mả Bảy (ở xã Long Trì, huyện Châu Thành, tỉnh Long An), và đặc biệt ở phần phụ khảo còn cung cấp thêm cho chúng ta những cứ liệu lịch sử ít người biết đến. Đó là những tư liệu mật của cơ quan mật thám Pháp (đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II) về hoạt động của GS Trần Văn Giàu liên quan đến Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam kỳ của Cảnh sát Đông Dương Nam kỳ, của Nha Mật thám Đông Dương… báo cáo cho Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ…


Cuốn sách : Gia phả họ Trần (Văn Giàu) còn là nơi lưu dấu những bút tích và chữ ký của những vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước như: các đ/c Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Đại tướng Lê Hồng Anh, Thượng tướng Phan Trung Kiên…


Gia phả dày gần 600 trang A4,giá sách là 365.000đ/ 1 cuốn ,cuốn sách là công trình do các chuyên gia gia phả của Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả thuộc Hội Khoa học Lịch sử TP.HCM thực hiện trong hơn 1 năm ròng rã.


Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả phối hợp với đơn vị liên kết nhà xuất bản VĂN HÓA THÔNG TIN xin giới thiệu cuốn: GIA PHẢ HỌ TRẦN của GS Trần Văn Giàu đến bạn đọc yêu mến ông và các cá nhân, tổ chức quan tâm đến nhân vật văn hóa lỗi lạc này.


Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.



nội dụng được đăng theo GIA PHẢ HỌ TRẦN Giáo sư Trần Văn Giàu là nhà cách mạng lỗi lạc, nhà khoa học, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động, là hậu duệ của dòng họ Trần ở xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Ông không chỉ là niềm tự hào của quê hương và dòng họ của mình mà còn là “một người con ưu tú của Nam Bộ thành đồng, người lãnh đạo tài năng, người trí thức, nhà khoa học uyên bác, người đảng viên cộng sản kiên trung, tên tuổi và sự nghiệp của đồng chí thật to lớn và mãi mãi ngời sáng” như đ/c Nguyễn Minh Triết đã trang trọng ghi trong sổ tang lễ GS Trần Văn Giàu.

gia pha ho tran


Giá bìa : 365,000đ


Giáo Sư ra đi đã để lại nhiều tác phẩm ở các lĩnh vực: triết học, lịch sử, địa chí, tư tưởng… Giáo Sư còn để lại một giải thưởng lớn mang tên mình và ông được xem là người thầy của nhiều nhân vật nổi tiếng.

Tuy nhiên, Giáo Sư lại xuất phát từ giới “cần lao”, đó cũng là tấm gương sáng ngời để nhiều người soi vào, là hành trang để hậu thế mang theo trên bước đường phấn đấu để trở thành những người có ích cho xã hội.

Đọc gia phả dòng họ Trần của GS Trần Văn Giàu chúng ta càng cảm phục và là niềm tin có thể trở thành những người như Giáo Sư, nếu chúng ta miệt mài phấn đấu, học tập và có tinh thần cống hiến như Giáo Sư.

Đọc gia phả họ Trần (Văn Giàu) chúng ta cũng biết thêm một dòng họ với nhiều người con đã chiến đấu và hy hinh cho tổ quốc; biết thêm những địa danh như Mả Bảy (ở xã Long Trì, huyện Châu Thành, tỉnh Long An), và đặc biệt ở phần phụ khảo còn cung cấp thêm cho chúng ta những cứ liệu lịch sử ít người biết đến. Đó là những tư liệu mật của cơ quan mật thám Pháp (đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II) về hoạt động của GS Trần Văn Giàu liên quan đến Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam kỳ của Cảnh sát Đông Dương Nam kỳ, của Nha Mật thám Đông Dương… báo cáo cho Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ…

Cuốn sách : Gia phả họ Trần (Văn Giàu) còn là nơi lưu dấu những bút tích và chữ ký của những vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước như: các đ/c Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Đại tướng Lê Hồng Anh, Thượng tướng Phan Trung Kiên…

Gia phả dày gần 600 trang A4,giá sách là 365.000đ/ 1 cuốn ,cuốn sách là công trình do các chuyên gia gia phả của Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả thuộc Hội Khoa học Lịch sử TP.HCM thực hiện trong hơn 1 năm ròng rã.

Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả phối hợp với đơn vị liên kết nhà xuất bản VĂN HÓA THÔNG TIN xin giới thiệu cuốn: GIA PHẢ HỌ TRẦN của GS Trần Văn Giàu đến bạn đọc yêu mến ông và các cá nhân, tổ chức quan tâm đến nhân vật văn hóa lỗi lạc này.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
-->Xem thêm...

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

bộ luật lao động năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành tại hà nội sài gòn

bộ luật lao động năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất phát hành tháng 3 năm 2014


bộ luật lao động năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành sẽ đề cập vào các vấn đề về hợp đồng; giải quyết tranh chấp; cấp phép cho thuê, sử dụng lao động; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; chế độ thai sản, tiền lương, trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm đây là những vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và người lao động đặc biệt quan tâm. Bởi có thực hiện đầy đủ các chính sách về lao động mới góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định và tăng trưởng kinh tế.

trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản về lao động như: Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08-01-2014 của Bo Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 55/2013/NĐ-CP ngày 22-5-2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; Thông tư số 33/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16-12-2013 của Bo Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động; Luật việc làm số 38/2013/QH13; Để giúp các cơ quan, đơn vị, cá nhân cập nhật kịp thời những quy định của Nhà nước về lao động, việc làm; quyền và trách nhiệm của công đoàn; các chính sách về thai sản, tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm…; Nhà xuất bản Lao động – Xã hội xin giới thiệu cuốn sách bộ luật lao động năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành có tên đầy đủ là bộ luật lao động năm 2014 chính sách tiền lương và các văn bản hướng dẫn thi hành:
bộ luật lao động năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Nội dung cuốn sách bộ luật lao động năm 2014 gồm các phần quan trọng sau:


Phần I. Quy định chung;

Phần II. Quy định mới về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động;

Phần III. Quy định mới về giải quyết tranh chấp lao động, đình công;

Phần IV. Quy định mới về an toàn, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc;

Phần V. Quy định mới về quản lý lao động, lao động đặc thù;

Phần VI. Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính về lao động, bảo hiểm xã hội;

Phần VII. Quy định mới về quản lý lao động có yếu tố nước ngoài;

Phần VIII. Quy định mới về công đoàn;

Phần IX. Quy định mới về chế độ tiền lương;

Phần X. Quy định mới về phụ cấp, lương hưu, bảo hiểm xã hội



nguồn: bộ luật lao động năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành
-->Xem thêm...