mua sách hệ thống mục lục ngân sách nhà nước năm 2015 và hướng dẫn xây dựng dự toán nsnn mới nhất download | sách biểu thuế xnk năm 2016

vé xiếc tại rạp xiếc trung ương

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

mua sách hệ thống mục lục ngân sách nhà nước năm 2015 và hướng dẫn xây dựng dự toán nsnn mới nhất download

sách hệ thống mục lục ngân sách nhà nước năm 2015


và hướng dẫn xây dựng dự toán nsnn mới nhất


cuốn sách hệ thống mục lục ngân sách nhà nước năm 2015 đã cập nhật các văn bản hướng dẫn mới nhất như:


TT 84/2014/TT-BTC ngày 27-6-2014 Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2015;


TT 93/2014/TT-BTC ngày 14-7-2014 Hướng dẫn miễn lệ phí quốc tịch, lệ phí hộ tịch, đăng ký cư trú cho người được phép cư trú theo quy định của thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước;


TT 87/2014/TT-BTC ngày 04-7-2014 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ các trạm thu phí đường quốc lộ 51…


TT 147/2013/TT-BTC ngày 23-10-2013 Quy định sửa đổi, bổ sung Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước



Nhằm giúp các cơ quan đơn vị nắm bắt kịp thời và thực hiện tốt việc quản lý tài sản, phân bổ ngân sách nhà nước, lập dự toán, thanh quyết toán thu chi ngân sách, Nhà xuất bản Tài chính cho xuất bản quyển sách: “HỆ THỐNG MỤC LỤC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC  2015 VÀ HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2015”.


sách hệ thống mục lục ngân sách nhà nước năm 2015

Nội dung cuốn sách hệ thống mục lục ngân sách nhà nước năm 2015 bao gồm những nội dung sau :

Phần thứ nhất. Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2015

Phần thứ hai. Luật Đầu tư công năm 2014

Phần thứ ba. Quy định mới về quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

Phần thứ tư. Quy định về quản lý tài chính, chế độ hỗ trợ từ nguồn ngân sáchnhà nước

Phần thứ năm. Chế độ tiền lương

Phần thứ sáu. Hệ thống mục lục Ngân sách nhà nước mới nhất


trích đoạn cuốn sách hệ thống mục lục ngân sách nhà nước năm 2015 và hướng dẫn xây dựng dự toán nsnn mới nhất


trích 1 phần Thông tư 84/2014/TT-BTC ngày 27/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2015


Điều 1. Quy định chung

1. Căn cứ đánh giá nhiệm vụ NSNN năm 2014:

a) Nhiệm vụ NSNN năm 2014 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 57/2013/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội khóa XIII về dự toán NSNN năm 2014, Nghị quyết số 61/2013/QH13 ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội khóa XIII về phân bổ ngân sách Trung ương (NSTW) năm 2014, Quyết định số 2337/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán NSNN năm 2014, Quyết định số 2617/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2014; các quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung ngân sách trong quá trình điều hành NSNN năm 2014.

b) Các văn bản điều hành của Chính phủ gồm: Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán NSNN năm 2014; Nghị định số 204/2013/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp thực hiện NSNN 2013-2014; Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ hàng tháng.

c) Thông tư số 199/2013/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2014.

d) Tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính – NSNN trong 6 tháng đầu năm; các giải pháp trong 6 tháng cuối năm để phấn đấu hoàn thành vượt dự toán NSNN 2014 đã được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định.

2. Bám sát chỉ đạo của Chính phủ trong điều hành kinh tế xã hội, các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương báo cáo, đánh giá kết quả thu chi NSNN năm 2014 theo Nghị quyết của Quốc hội (bao gồm các tác động do thực hiện các Luật thuế sửa đổi, bổ sung như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp,…); kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng đối với công tác cải cách hành chính, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng khi tổ chức thực hiện thu chi NSNN; các biện pháp đã áp dụng để tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, chống thất thu ngân sách, chống chuyển giá, thu hồi nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; bố trí kinh phí các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; bảo đảm kinh phí cho an ninh, quốc phòng để giữ vững chủ quyền quốc gia, ổn định chính trị và trật tự xã hội; và đề xuất các kiến nghị liên quan đến các chính sách thu – chi NSNN, các chính sách chế độ khác (nếu có) gửi Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Điều 2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN

Căn cứ kết quả thu NSNN 6 tháng đầu năm, dự báo tình hình sản xuất kinh doanh, diễn biến giá cả thị trường, thực hiện rà soát đánh giá các yếu tố tác động tăng, giảm thu, kiến nghị các giải pháp điều hành thu để phấn đấu hoàn thành mức cao nhất dự toán thu NSNN đã được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thông qua. Khi đánh giá cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:


hệ thống mục lục ngân sách nhà nước 2015

1. Đánh giá, phân tích kỹ nguyên nhân ảnh hưởng đến thu ngân sách năm 2014: Tình hình sản xuất – kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế do tác động của các nhân tố (chi phí đầu vào cao, mức độ tiếp cận tín dụng khó khăn, sức mua giảm, tiêu thụ chậm,…); kết quả thực hiện các chỉ tiêu về sản lượng sản xuất và tiêu thụ của các sản phẩm chủ yếu; giá bán, lợi nhuận; tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp; mức độ tăng, giảm vốn đầu tư của các thành phần kinh tế; khả năng tiếp cận vốn tín dụng thực hiện các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu của các doanh nghiệp trong điều kiện tiến độ xử lý nợ xấu, cơ cấu các khoản nợ trước đây của phần lớn các doanh nghiệp rất chậm.

2. Đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện các biện pháp về thu theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Nghị định số 204/2013/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp thực hiện NSNN 2013-2014; tác động đến thu NSNN do việc thực hiện các Luật thuế mới sửa đổi, bổ sung (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp,…); việc miễn, giảm, gia hạn, điều chỉnh thuế suất năm 2014 theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; việc gia hạn thời gian nộp thuế, miễn giảm thuế xuất, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 207/TB-VPCP ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Đánh giá tình hình xử lý và thu hồi nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế năm 2014: Xác định số nợ thuế đến ngày 31/12/2013, dự kiến số nợ phát sinh trong năm 2014, số nợ thuế thu hồi được trong năm 2014 và số nợ thuế đến ngày 31/12/2014. Tổng hợp, phân loại đầy đủ, chính xác số thuế nợ đọng theo quy định (nợ đọng theo từng loại doanh nghiệp, từng sắc thuế và ở từng ngành).

4. Đánh giá tình hình kê khai, hoàn thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2014; số hoàn thuế phát sinh theo kê khai của doanh nghiệp trong năm 2014; số dự kiến hoàn cho doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng ngay từ khâu kiểm tra hồ sơ, chứng từ; có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời khi có dấu hiệu nghi ngờ để hạn chế tối đa việc lợi dụng các tồn tại, bất cập trong quy định về quy trình hoàn thuế để chiếm dụng ngân sách; kiến nghị điều chỉnh cơ chế, chính sách để giảm các yếu tố rủi ro trong công tác quản lý thuế giá trị gia tăng thời gian tới, đặc biệt là các rủi ro trong khâu hoàn thuế.

5. Đánh giá kết quả phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan trong công tác quản lý thu NSNN, bán đấu giá tài sản Nhà nước, đấu giá quyền sử dụng đất và tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thu hồi nợ thuế, chống thất thu, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, chống chuyển giá; số thuế kiến nghị truy thu thông qua công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế; số kiến nghị truy thu của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ và dự kiến số nộp vào NSNN trong năm; kiến nghị các giải pháp điều chỉnh cơ chế quản lý, giám sát, tăng cường chế tài, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thuế; đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho doanh nghiệp và cộng đồng xã hội.

6. Đánh giá kết quả triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách thu; rà soát các chính sách thuế mới ban hành, sửa đổi, bổ sung năm 2013, năm 2014 phù hợp với lộ trình giảm thuế theo các cam kết quốc tế tác động đến thu NSNN; đề xuất các kiến nghị để điều chỉnh cơ chế, chính sách (nếu có).

7. Đánh giá kết quả thực hiện thu phí, lệ phí, thu xử phạt vi phạm hành chính 6 tháng và cả năm 2014.


sách hệ thống mục lục ngân sách nhà nước năm 2015 và hướng dẫn xây dựng dự toán nsnn mới nhất sách hệ thống mục lục ngân sách nhà nước năm 2015
và hướng dẫn xây dựng dự toán nsnn mới nhất
cuốn sách hệ thống mục lục ngân sách nhà nước năm 2015 đã cập nhật các văn bản hướng dẫn mới nhất như:
TT 84/2014/TT-BTC ngày 27-6-2014 Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2015;
TT 93/2...